Họp chia sẻ báo cáo Báo cáo tiêu điểm về thực hiện SDG-4 tại Việt Nam và tham vấn về giáo dục người lớn

 

        Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam (VAEFA) cùng với các tổ chức thành viên nỗ lực vận động chính sách trong những năm qua để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong giáo dục (SDG-4). Năm 2019, VAEFA tổ chức tham vấn xây dựng báo cáo tiêu điểm về thực hiện mục tiêu SDG-4 là một trong các hoạt động nằm trong khuôn khổ sáng kiến cấp khu vực của Hiệp hội Giáo dục cơ bản và Giáo dục người lớn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ASPBAE) nhằm đưa các thông điệp vận động cho mục tiêu SDG-4 tới Diễn đàn Chính trị cấp cao của Liên Hiệp Quốc (HLPF) đã diễn ra vào tháng 7/2019 tại New York, Hoa Kỳ.

           Với mục đích tiếp tục xem xét và cụ thể hóa một số khuyến nghị đã nêu trong báo cáo này  VAEFA tổ chức buổi Họp chia sẻ báo cáo tiêu điểm về thực hiện SDG-4 tại Việt Nam và tham vấn về Giáo dục người lớn vào sáng ngày 10/01/2020.

           Buổi họp có sự tham gia của đại diện Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Ban Nghiên cứu Giáo dục Người lớn (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam), Trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm, Hội LHPN Việt Nam, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội, các tổ chức Liên Hiệp quốc (UNESCO, UNICEF), tổ chức quốc tế (GIZ) và  một số thành viên VAEFA bao gồm: Hội Người Khuyết tật Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI), Trung tâm Nghiên cứu phát triển giáo dục và văn hóa dân tộc thiểu số, tổ chức CENEV, IDEA, REACH, CODES, CEPEW, HAD…

             Tại buổi họp các đại biểu cũng được nghe chia sẻ báo cáo nghiên cứu “Quá trình chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành của thanh thiếu niên khuyết tật tại  Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI) thực hiện. Báo cáo này chỉ ra các rào cản trong lĩnh vực học hòa nhập, đây là khía cạnh được nhấn mạnh trong báo báo tiêu điểm SDG-4.

           Liên quan đến giáo dục người lớn, một lĩnh vực mà VAEFA đặc biệt quan tâm, buổi họp tham vấn đã thu được nhiều ý kiến đóng góp chất lượng nhằm hoàn thiện các khuyến nghị sẽ đưa ra từ hai nghiên cứu đang được triển khai, đó là:

           1) Đánh giá tác động thực hiện thông tư liên tịch 39/2015-TTLT sáp nhập 3 Trung tâm tại cấp huyện thành Trung tâm Giáo              dục Nghề nghiệp – Giáo dục Thường xuyên

           2) Rà soát chính sách và kế hoạch tài chính để phát triển kỹ năng cho nhóm phụ nữ thiệt thòi nhằm tăng tiếp cận việc làm 

           Mục tiêu của hai nghiên cứu này nhằm đưa ra khuyến nghị cải thiện  hoạt động của Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục Thường xuyên và tăng cường đào tạo kỹ năng cho nhóm phụ nữ thiệt thòi, thúc đẩy xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời tại Việt Nam. Bà Bùi Thanh Xuân, Ban Nghiên cứu giáo dục người lớn, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam bày tỏ: “Mong muốn hợp tác cùng với VAEFA để đẩy mạnh giáo dục thường xuyên, một lĩnh vực quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức”. 

       Với kinh nghiệm tham gia trong các tiến trình tham vấn thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững trong giáo dục, VAEFA hy vọng các phát hiện và khuyến nghị từ các nghiên cứu này  có thể đóng góp xây dựng kế hoạch Chiến lược giáo dục 2021-2030.

Bài số 5. Học hòa nhập – Vai trò của cha mẹ và sự cần thiết phối hợp với nhà trường và cán bộ, nhân viên giáo dục đặc biệt

Là những người tham gia lĩnh vực này nhiều năm, tiếp thu được các nghiên cứu của các nước phát triển và theo kinh nghiệm lâu năm tác động cho trẻ này, chúng tôi nhận thấy để trẻ có thể học hòa nhập lớp một thì phải được tác động phù hợp ít nhất trước 01 năm. Với trường hợp cháu bé đã nêu trong các bài viết trước đây, chúng tôi hiểu đây chỉ là những kết quả ban đầu sau vài tuần được tác động phù hợp, trẻ đã có đượcnhững chuyển biến tích cực. Nhưng quá trình phục hồi chức năng để đưa trẻ đi học hòa nhập trường phổ thông là một quá trình vô cùng vất vả. Chúng tôi đã nói rõ điều này cho cha mẹ trẻ và hy vọng gia đình trẻ sẽ nhận thức được.

Bài số 3: Đánh giá chuẩn xác để biết thực trạng của trẻ

  Cần có đánh giá chuẩn xác để nhận biết được thực trạng của trẻ - Việc làm không thể bỏ qua

 

Ở bài viết trước, khi đọc lá thư của gia đình trẻ, chắc chắn mỗi chúng ta đều hiểu rằng: Xuất phát từ tấm lòng yêu thương và kiên trì theo dõi thì cha mẹ trẻ mới có thể viết được những chi tiết thật và sinh động đến nhường này.

Đồng hành cùng con - Trích nhật ký của một phụ huynh có con bị rối loạn phổ tự kỷ

Trung tâm Hướng nghiệp và Tiếp sức trẻ học hòa nhập chia sẻ chặng đường đồng hành với con  bị rối loạn phổ tự kỷ của một phụ huynh.

“Thưa các bạn, hơn 10 năm làm việc với các trẻ này, năm nào chúng tôi cũng phải tiếp nhận những trẻ có trở ngại khi vào lớp một  để điều chỉnh lại. Để hiểu một phần về những khó khăn của trẻ, chúng tôi xin trích đoạn thư của phụ huynh có con như vậy đã chia sẻ như sau:

     …. 14 tháng,

Lần đầu mẹ đưa con đi khám ở BV Nhi trung ương, bác sĩ kết luận theo dõi rối loạn phổ tự ký, về nhà tích cực chơi với con.

         Về nhà, bố mẹ cũng chơi với con nhưng con cũng không tập trung, mắt nhìn xa xăm, như đang ở một thế giới khác vậy. Đến tối, con trằn trọc khó vào giấc.

18 tháng, mẹ cho con sang Trung tâm…. để kiểm tra, thầy kết luận con chỉ chậm nói, về nhà cho con đi học mầm non ngay. con bắt đầu có những âm thanh đầu tiên rõ nét, đếm từ 1-30 (tiếng Anh) rõ ràng. Con mê màu sắc, chữ số, tiếng anh, cảm xúc cũng rõ nét. Mẹ mừng lắm vì con chỉ bị chậm nói thôi. Nghe lời thầy giáo, mẹ xin cho con vào học mầm non công ngay gần nhà dù con chưa được 20 tháng tuổi. Cô giáo rất thương yêu con nhưng có lẽ mọi thứ quá khó với con, con không hiểu, con không tiếp cận với các bạn được, con lủi thủi chơi một mình, nằm như một con mèo con suốt ngày.

 

              27 tháng

Bố mẹ lại cho đi tái khám BV Nhi trung ương, Bệnh viện kết luận theo dõi rối loạn phổ tự kỷ, cho học cá nhân chuyên biệt ngay. 

         Mẹ vội vàng tìm một cô giáo chuyên biệt cho con. Cứ từ sáng đến trưa học mầm non, chiều học cá nhân. con bắt đầu có giao tiếp các từ đơn, tuy nhiên, giao tiếp mắt kém, còn nói linh tinh nhiều. Đến 30 tháng, con bắt đầu biết đọc tiếng Việt và viết các nét cơ bản.

         Học cô giáo chuyên biệt một thời gian, mẹ cho con nghỉ học cá nhân, tập trung học trường mầm non tư thục. Ở đây, cô giáo chăm sóc con rất tốt nhưng con vẫn chưa hòa nhập được, con chỉ xách cặp đến trường, nhìn các bạn chơi và ngắm mây trời, không biết chơi với các bạn, chưa biết gọi ị, đái.

 

          40 tháng

Mẹ cho con đi học ở 1 trung tâm chuyên biệt, học nhóm vừa học vừa chơi. Lúc bắt đầu học, con chưa biết chào hỏi, âm thanh nhỏ, yếu, nói linh tinh, chưa có hành vi tăng động. Học khoảng  hơn một tháng, con đã bắt đầu biết chào hỏi cơ bản, nói âm rõ hơn. Con tiếp tục học ở Trung tâm thêm một năm nhưng vì Trung tâm tiếp nhận các bạn bị nặng quá, con sợ không dám đến trường. Lúc này, con đã 5 tuổi, mới chỉ giao tiếp với các từ khóa cơ bản, biết gọi khi có nhu cầu ị, đái, bắt đầu có hành vi tăng động hơn so với giai đoạn trước.

         Nghỉ học trung tâm, mẹ thuê giáo viên can thiệp theo giờ ở nhà. Con rất thích học cô giáo, chịu khó nghe lời cô giáo  học tập, giao tiếp câu dài hơn (5 từ 1 câu), biết đọc, biết viết, làm toán cơ bản, chuẩn bị hành trang vào lớp một nhưng vẫn còn nhiều hành vi khác biệt, đánh, xô đầy em khi không hài lòng, nói linh tinh vô nghĩa giảm nhưng nói lặp lại, nói chưa đúng hoàn cảnh xuất hiện, ăn cơm chưa biết nhai, chỉ biết nuốt, kén ăn (chỉ ăn cơm với canh, không ăn hoa quả, không ăn sữa chua...)

        

          Giai đoạn chuẩn bị đi học  lớp một

         Tháng 8/2019, con bước vào giai đoạn học hè chuẩn bị vào lớp một. Trường đầu tiên, học được một tuần, cô giáo chủ nhiệm và hiệu trưởng gọi mẹ lên trường, đề nghị chuyển trường cho con. Mẹ cố gắng xin cho con học thử thêm một thời gian xem khả năng con thích nghi thế nào. Nhưng con quậy phá, gào thét, đánh bạn, chạy quanh sân trường, lên tầng thượng, nghịch ổ điện... khiến cô hiệu trưởng và cô chủ nhiệm đề nghị cho con nghỉ học, chuyển trường. 

         

 Những tháng đầu lớp một

           Tháng 9/2019, con chuyển sang trường thứ hai. Cô hiệu trưởng và cô chủ nhiệm quý mến, tạo điều kiện cho con học. Hàng ngày, con chỉ đến trường 2 tiếng từ 8h30 đến 10h30. Nhưng đến trường, hôm thì con không chịu vào trường, hôm thì con chịu vào trường học thì nằm ra bàn, nằm ra sân, vẽ lên tường, đánh nhau với các bạn, không ngồi yên học bài.... Được 3 tuần, cô giáo chủ nhiệm cũng đề nghị cho con chuyển trường….

LIÊN HỆ

HIỆP HỘI VÌ GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI VIỆT NAM
VIETNAM ASSOCIATION FOR EDUCATION FOR ALL

P2005, tòa N03T3A, khu Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
(Có thể vào từ đường Võ Chí Công, lối vào khu Star Lake)
R2005, N03T3A building, Diplomatic Compound, Xuan Tao ward, Bac Tu Liem district, Hanoi
(Accessible from Vo Chi Cong road, Star Lake entrance)


Số điện thoại/Tel: (+84)243 773 5303
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ẢNH HOẠT ĐỘNG

Sample Image  Sample Image

Sample Image  Sample Image

Xem thêm