Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 8 năm Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020

Ngày 18/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 8 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”. Hội nghị nhằm đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại và hạn chế của việc triển khai Đề án; trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, giải pháp cho việc xây dựng Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”.

Định hướng phát triển giáo dục thường xuyên

Sáng 18/12, Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực tổ chức phiên họp lần thứ 4. GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Trưởng Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực chủ trì phiên họp.

   Tham dự phiên họp có ủy viên Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực; các ủy viên Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời; các chuyên gia và đại diện một số Sở GDĐT, trường đại học và tổ chức quốc tế; vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GDĐT).

 Quang cảnh phiên họp


Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ Chương trình hoạt động của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực năm 2019 nhằm tiếp tục chuẩn bị cho những văn kiện chính sách quan trọng về giáo dục, đào tạo trong giai đoạn mới, thực hiện triển khai Luật Giáo dục 2019.

Phát biểu mở đầu phiên họp, GS.TS Phạm Tất Dong khẳng định, Quyết định 89/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt 7 Đề án xây dựng xã hội học tập từ năm 2012 đến năm 2020 đã tạo nên một phong trào học tập trong nhân dân thông qua các cuộc vận động xây dựng các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập trên địa bàn hành chính cấp xã. Cũng xuất phát từ Quyết định 89/QĐ-TTg, Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT được ban hành. Từ đây hình thành nên mô hình cộng đồng học tập cấp xã - một mô hình ngày càng thể hiện ý nghĩa của nó trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới.

Về phương diện xây dựng thiết chế giáo dục không chính quy gắn với cộng đồng, trong 5 năm qua, với sự nỗ lực của ngành giáo dục và của Hội Khuyến học, về cơ bản đã phủ kín Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn xã, phường và thị trấn. Giáo dục người lớn trong hệ thống giáo dục thường xuyên ngày càng được nhân dân cũng như chính quyền và đảng bộ địa phương nhận thức đầy đủ hơn. Việc dạy nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm học tập cộng đồng đã trở thành một quyết định của Chính phủ (Quyết định 971/QĐ-TTg). Mặt khác, chức năng dạy nghề của Trung tâm giáo dục thường xuyên cũng dần dần được xác định.

PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực phát biểu tại phiên họp

Việc học tập của người lớn trong mấy năm gần đây đã được xã hội quan tâm nhiều hơn trước. Các trường đại học, các doanh nghiệp và nhiều lực lượng xã hội đã đặt giáo dục người lớn vào kế hoạch phát triển của mình. Trước bối cảnh đó, đi tìm giải pháp thúc đẩy giáo dục thường xuyên không còn ở bình diện vi mô, mà đã trở thành vấn đề mang tính vĩ mô, không còn là công việc của ngành giáo dục và Hội Khuyến học, mà trở thành một sự nghiệp giáo dục quốc gia.

Trên cơ sở những yêu cầu phát triển nền kinh tế số và xây dựng hạ tầng cơ sở hóa cho toàn bộ hoạt động xã hội, GS Nguyễn Tất Dong đưa ra một số vấn đề cần được đặt trong sự tính toán, cân nhắc tìm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống giáo dục thường xuyên.

Trong đó nhấn mạnh vai trò của trường đại học đối với giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục thường xuyên phải gắn kết với trường đại học để công tác đào tạo của mình vượt ra khỏi phổ cập giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa phổ thông. Thành lập một số trường đại học cộng đồng hoặc khoa giáo dục người lớn trong trường đại học.

TS Phạm Đỗ Nhật Tiến phát biểu đóng góp ý kiến tại phiên họp

Cùng với đó, giảm đầu mối các tổ chức có chức năng giáo dục thường xuyên như nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, bưu điện văn hóa xã và trung tâm học tập cộng đồng bằng cách sáp nhập lại trở thành một cơ sở giáo dục, đầu tư ngân sách nhà nước và vận động xã hội hóa, có thể gọi tên là Cung (Trung tâm) Học tập suốt đời hay Trung tâm giáo dục người lớn.

GS Nguyễn Tất Dong cũng cho rằng, Nhà nước có chính sách huy động cán bộ, công chức, viên chức có trình độ trung học phải thực hiện chương trình phổ cập học vấn đại học để nâng cao chất lượng công việc tại nơi làm việc. Mở khoa Sư phạm về phương pháp và nội dung giáo dục người lớn ở các trường sư phạm để đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên về giáo dục người lớn tại các cơ sở giáo dục không chính quy dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người cao tuổi, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của đối tượng này…

Tại phiên họp, các đại biểu cùng trao đổi về định hướng mục tiêu và giải pháp phát triển giáo dục thường xuyên giai đoạn 2021-2023 và tầm nhìn 2045; đồng thời góp ý cho dự thảo Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận 49 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11 ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2020-2025 do Bộ GD&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ.

 

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=6406)

LIÊN HỆ

HIỆP HỘI VÌ GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI VIỆT NAM
VIETNAM ASSOCIATION FOR EDUCATION FOR ALL

P2005, tòa N03T3A, khu Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
(Có thể vào từ đường Võ Chí Công, lối vào khu Star Lake)
R2005, N03T3A building, Diplomatic Compound, Xuan Tao ward, Bac Tu Liem district, Hanoi
(Accessible from Vo Chi Cong road, Star Lake entrance)


Số điện thoại/Tel: (+84)243 773 5303
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ẢNH HOẠT ĐỘNG

Sample Image  Sample Image

Sample Image  Sample Image

Xem thêm