Diễn đàn Giáo dục toàn cầu tháng 5/2015

Diễn đàn giáo dục toàn cầu 2015 (World Education Forum 2015 – WEF 2015) diễn ra tại Incheon, Hàn Quốc từ 19 đến 22 tháng 5 năm 2015 với sự tham gia của khoảng 1500 đại biểu trong đó có hơn 250 đại biểu đến từ các tổ chức xã hội dân sự. Có khoảng 140 Bộ trưởng, Thứ trưởng từ các nước trên thế giới và đại diện cấp cao của các tổ chức UN SG, UNESCO, UNICEF, UN Women và World Bank. Hội nghị đã phê chuẩn tuyên bố chung được gọi là Tuyên bố Incheon (Incheon Declaration) và cùng thảo luận và thống nhất về mặt nguyên tắc Khung hành động Giáo dục đến năm 2030 trong đó mục đích bao trùm là đảm bảo một nền giáo dục hòa nhập, bình đẳng, chất lượng và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người (mục tiêu phát triển bền vững SDG4) trong đó có 7 mục tiêu cụ thể:

 

       Mục tiêu 4.1: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả bé gái và bé trai  hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học và trung học  có chất lượng, bình đẳng  một cách miễn phí , nhằm đạt được kết quả có hiệu quả tốt.

       Mục tiêu 4.2: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả bé trai và gái  được tếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, chuẩn bị sẵn sàng cho các em vào Tiểu học .

       Mục tiêu 4.3: Đến năm 2030 đảm bảo tất cả  phụ nữ và nam giới đều có quyền tiếp cận bình đẳng tới giáo dục kĩ thuật, dạy nghề có chất lượng, kể cả  ở bậc Đại học .

       Mục tiêu 4.4: Đến năm 2030, tăng x%  số thanh niên và người lớn tuổi có kĩ năng liên quan, kể cả kĩ năng  nghề và kĩ thuật  để có thể kiếm được việc làm. (ASBAE đề xuất  4.4: Vào năm 2030, đảm bảo rằng tất cả các thanh niên và người lớn tuổi đều có kĩ  năng tay nghề hay kĩ thuật đủ để tham gia thị trường lao động, kiếm được việc làm)

       Mục tiêu 4.5: Đến năm 2030, xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục, đảm bảo sự tiếp cận giáo dục ở mọi cấp độ  và đào tạo nghề cho người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương , người dân tộc thiểu số, người ở vùng khó khăn

       Mục tiêu 4.6: Đến năm 2030, đảm bảo rằng tất cả các thanh niên và ít nhất  x%  số người lớn cả nam và nữ được xóa mù chữ. (ASBAE đề xuất  Mục tiêu 4.6: Vào năm 2030, đảm bảo rằng tất cả các thanh niên  và người lớn, cả nam và nữ đạt được trình độ xóa mù đủ để tham gia các hoạt động trong xã hội 

       Mục tiêu 4.7

4.a: Đến năm 2030, xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục dành cho trẻ em, người khuyết tật và nhạy cảm giới;  cung cấp môi trường học tập an toàn, không bạo lực, toàn diện và hiệu quả cho tất cả mọi người

4.b: Đến năm 2030, mở rộng đến x% số lượng học bổng toàn cầu dành cho các nước đang phát triển, đặc biệt là nước kém phát triển, các quốc đảo nhỏ đang phát triển và các quốc gia châu Phi các bậc đại học, bao gồm cả các chương trình đào tạo nghề, công nghệ thông tin, kỹ thuật, máy móc và khoa học ở các nước phát triển và các nước đang phát triển khác. (ASBAE đề xuất  4.b: Đến năm 2030, tăng đáng kể học bổng dành cho các nước đang phát triển, đặc biệt là nước kém phát triển, các quốc đảo nhỏ đang phát triển và các quốc gia châu Phi các bậc đại học, bao gồm cả các chương trình đào tạo nghề, công nghệ thông tin, kỹ thuật, máy móc và khoa học ở các nước phát triển và các nước đang phát triển khác)

4.c: Đến năm 2030, tăng x% nguồn cung giáo viên có trình độ, bao gồm cả thông qua hợp tác quốc tế để đào tạo giáo viên cho các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước chậm phát triển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển (ASBAE đề xuất  Mục tiêu 4.c: Đến năm 2030, tất cả người học đều được giảng dạy bởi các giáo viên có trình độ, bao gồm cả thông qua hợp tác quốc tế để đào tạo giáo viên cho các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước chậm phát triển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển)

Nhận xét về các mục tiêu giáo dục cho mọi người tại được đưa ra trong bản tuyên bố Incheon và tại Hội nghị WEF 2015 như sau:

Các điểm mạnh của các mục tiêu GDCMN đến năm 2030 là được được xây dựng dựa trên quyền, nhấn mạnh tính bình đẳng, hòa nhập, tập trung vào các đối tượng khó khăn (the marginalised). Về mặt tiếp cận giáo dục tăng lên thành 12 năm giáo dục cơ bản do Nhà nước chi trả trong đó có ít nhất 9 năm giáo dục  phổ cập miễn phí cho cấp tiểu học và Trung học và ít nhất 1 năm  giáo dục mầm non có chất lượng. Khung giáo dục suốt đời cũng được đưa ra gồm giáo dục chính quy và phi c hính quy. Bên cạnh đó khái niệm về chất lượng giáo dục được rộng hơn: tôn vinh giáo viên, không chỉ chú ý và đánh giá cao về kết quả thi cử ở tất cả các cấp, các loại hình giáo dục - chính qui, phi chính qui, giáo dục suốt đời; chú ý đầy đủ đến tình bình đẳng, hòa nhập  và không phân biệt đối xử. Giáo dục được đặt trong một chương trình nghị sự phát triển bền vững rộng lớn hơn : coi giáo dục là trung tâm của việc phát triển  bền vững (SDG agenda) và vai trò rộng lớn của giáo dục trong phát triển bền vững. Hội nghị cũng coi xã hội Dân sự là một  một cấu thành  quan trọng của xã hội (Civil society recognised as a key stakeholder) và từ đó đề nghị thể chế hóa sự tham gia của  các tổ chức xã hội dân sự (CSOs) trong việc xây dựng chính sách giáo dục.

Bên cạnh đó vẫn còn có những điểm yếu trong bản Tuyên bố như yếu trong cam kết tài chính  cho giáo dục (ít nhất 4-6% of GDP; 15-20% chi phí công cho giáo dục); yếu trong cam kết vốn  ODA cho giáo dục, chưa nhận thức rõ vai trò ngày càng rõ của tư nhân hóa và thương mại hóa giáo dục.

Ngoài ra cũng có những quan ngại về ngôn ngữ nói về vai trò của khối tư nhân : “tăng cường cơ hội thông qua việc cung cấp các dịch vụ bổ trợ trong khuôn khổ  theo các qui định của nhà nước và chính phủ ”.

Có những kiến nghị cần đề cập mạnh mẽ hơn nữa về nhu cầu Tài chính cho phát triển, phù hợp với các Mục tiêu Phát triển bền vững đã được thống nhất – giáo dục người lớn, mù chữ ở người lớn, v.v  và các kiến nghị về việc phối hợp của GPE, giáo dục  trong vùng bị tấn công…

 

(bài viết trích từ báo cáo của chị Vũ Thị Thanh Hoa – Ủy viên Ban Thường vụ,

đại diện Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người tham dự Diễn đàn giáo dục toàn cầu tại Incheon)

LIÊN HỆ

HIỆP HỘI VÌ GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI VIỆT NAM
VIETNAM ASSOCIATION FOR EDUCATION FOR ALL

P2005, tòa N03T3A, khu Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
(Có thể vào từ đường Võ Chí Công, lối vào khu Star Lake)
R2005, N03T3A building, Diplomatic Compound, Xuan Tao ward, Bac Tu Liem district, Hanoi
(Accessible from Vo Chi Cong road, Star Lake entrance)


Số điện thoại/Tel: (+84)243 773 5303
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ẢNH HOẠT ĐỘNG

Sample Image  Sample Image

Sample Image  Sample Image

Xem thêm