Đồng hành cùng con - Trích nhật ký của một phụ huynh có con bị rối loạn phổ tự kỷ

Trung tâm Hướng nghiệp và Tiếp sức trẻ học hòa nhập chia sẻ chặng đường đồng hành với con  bị rối loạn phổ tự kỷ của một phụ huynh.

“Thưa các bạn, hơn 10 năm làm việc với các trẻ này, năm nào chúng tôi cũng phải tiếp nhận những trẻ có trở ngại khi vào lớp một  để điều chỉnh lại. Để hiểu một phần về những khó khăn của trẻ, chúng tôi xin trích đoạn thư của phụ huynh có con như vậy đã chia sẻ như sau:

     …. 14 tháng,

Lần đầu mẹ đưa con đi khám ở BV Nhi trung ương, bác sĩ kết luận theo dõi rối loạn phổ tự ký, về nhà tích cực chơi với con.

         Về nhà, bố mẹ cũng chơi với con nhưng con cũng không tập trung, mắt nhìn xa xăm, như đang ở một thế giới khác vậy. Đến tối, con trằn trọc khó vào giấc.

18 tháng, mẹ cho con sang Trung tâm…. để kiểm tra, thầy kết luận con chỉ chậm nói, về nhà cho con đi học mầm non ngay. con bắt đầu có những âm thanh đầu tiên rõ nét, đếm từ 1-30 (tiếng Anh) rõ ràng. Con mê màu sắc, chữ số, tiếng anh, cảm xúc cũng rõ nét. Mẹ mừng lắm vì con chỉ bị chậm nói thôi. Nghe lời thầy giáo, mẹ xin cho con vào học mầm non công ngay gần nhà dù con chưa được 20 tháng tuổi. Cô giáo rất thương yêu con nhưng có lẽ mọi thứ quá khó với con, con không hiểu, con không tiếp cận với các bạn được, con lủi thủi chơi một mình, nằm như một con mèo con suốt ngày.

 

              27 tháng

Bố mẹ lại cho đi tái khám BV Nhi trung ương, Bệnh viện kết luận theo dõi rối loạn phổ tự kỷ, cho học cá nhân chuyên biệt ngay. 

         Mẹ vội vàng tìm một cô giáo chuyên biệt cho con. Cứ từ sáng đến trưa học mầm non, chiều học cá nhân. con bắt đầu có giao tiếp các từ đơn, tuy nhiên, giao tiếp mắt kém, còn nói linh tinh nhiều. Đến 30 tháng, con bắt đầu biết đọc tiếng Việt và viết các nét cơ bản.

         Học cô giáo chuyên biệt một thời gian, mẹ cho con nghỉ học cá nhân, tập trung học trường mầm non tư thục. Ở đây, cô giáo chăm sóc con rất tốt nhưng con vẫn chưa hòa nhập được, con chỉ xách cặp đến trường, nhìn các bạn chơi và ngắm mây trời, không biết chơi với các bạn, chưa biết gọi ị, đái.

 

          40 tháng

Mẹ cho con đi học ở 1 trung tâm chuyên biệt, học nhóm vừa học vừa chơi. Lúc bắt đầu học, con chưa biết chào hỏi, âm thanh nhỏ, yếu, nói linh tinh, chưa có hành vi tăng động. Học khoảng  hơn một tháng, con đã bắt đầu biết chào hỏi cơ bản, nói âm rõ hơn. Con tiếp tục học ở Trung tâm thêm một năm nhưng vì Trung tâm tiếp nhận các bạn bị nặng quá, con sợ không dám đến trường. Lúc này, con đã 5 tuổi, mới chỉ giao tiếp với các từ khóa cơ bản, biết gọi khi có nhu cầu ị, đái, bắt đầu có hành vi tăng động hơn so với giai đoạn trước.

         Nghỉ học trung tâm, mẹ thuê giáo viên can thiệp theo giờ ở nhà. Con rất thích học cô giáo, chịu khó nghe lời cô giáo  học tập, giao tiếp câu dài hơn (5 từ 1 câu), biết đọc, biết viết, làm toán cơ bản, chuẩn bị hành trang vào lớp một nhưng vẫn còn nhiều hành vi khác biệt, đánh, xô đầy em khi không hài lòng, nói linh tinh vô nghĩa giảm nhưng nói lặp lại, nói chưa đúng hoàn cảnh xuất hiện, ăn cơm chưa biết nhai, chỉ biết nuốt, kén ăn (chỉ ăn cơm với canh, không ăn hoa quả, không ăn sữa chua...)

        

          Giai đoạn chuẩn bị đi học  lớp một

         Tháng 8/2019, con bước vào giai đoạn học hè chuẩn bị vào lớp một. Trường đầu tiên, học được một tuần, cô giáo chủ nhiệm và hiệu trưởng gọi mẹ lên trường, đề nghị chuyển trường cho con. Mẹ cố gắng xin cho con học thử thêm một thời gian xem khả năng con thích nghi thế nào. Nhưng con quậy phá, gào thét, đánh bạn, chạy quanh sân trường, lên tầng thượng, nghịch ổ điện... khiến cô hiệu trưởng và cô chủ nhiệm đề nghị cho con nghỉ học, chuyển trường. 

         

 Những tháng đầu lớp một

           Tháng 9/2019, con chuyển sang trường thứ hai. Cô hiệu trưởng và cô chủ nhiệm quý mến, tạo điều kiện cho con học. Hàng ngày, con chỉ đến trường 2 tiếng từ 8h30 đến 10h30. Nhưng đến trường, hôm thì con không chịu vào trường, hôm thì con chịu vào trường học thì nằm ra bàn, nằm ra sân, vẽ lên tường, đánh nhau với các bạn, không ngồi yên học bài.... Được 3 tuần, cô giáo chủ nhiệm cũng đề nghị cho con chuyển trường….

Họp bàn tròn "Tăng cường nhận thức về sức khỏe sinh sản và tình dục cho người khiếm thính tại Việt Nam"

Sáng ngày 26 tháng 9 năm 2019,  Hiệp hội vì Giáo dục cho mọi người Việt Nam (VAEFA) phối hợp cùng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế , Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI) và Chi hội người Điếc Hà Nội (HAD) tổ chức họp  "Tăng cường nhận thức về sức khỏe sinh sản và tình dục cho người khiếm thính tại Việt Nam" tại nhà E3, Khu Ngoại giao Đoàn Trung Tự, phố Đặng Văn Ngữ, Hà Nội.

Trao cơ hội học hòa nhập cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ và các rối loạn phát triển khác

Bạn đọc thân mến,

Hiện nay ở Việt Nam, việc học hòa nhập trong trường phổ thông của trẻ rối loạn phổ tự kỷ và các rối loạn phát triển khác vẫn là một thách thức. Mặc dù ngành giáo dục quan tâm đến đảm bảo quyền học hòa nhập của các đối tượng này nhưng vì nhiều lý do nên việc tiếp nhận trẻ vào học và đảm bảo được chất lượng giáo  dục vẫn là bài toán khó cho các cơ sở giáo dục và gia đình trẻ.

Các báo cáo và nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng: Nếu trẻ mắc các rối loạn phát triển được tác động ngay từ trước 5 tuổi thì quá trình học hòa nhập đạt kết quả khả quan [1].

Tại Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp trẻ rối loạn phổ tự kỷ và các rối loạn phát triển khác đi học hòa nhập và đạt được nhiều tiến bộ.

Kết quả đó là nhờ sự cố gắng của không riêng ngành giáo dục mà còn là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các chuyên gia giáo dục, và hơn hết là vai trò không thể thay thế được của cha mẹ trẻ.

Tuy vậy, trong những năm đầu tiên ở trường Tiểu học, trẻ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn bởi vì thiếu sự chăm sóc đặc biệt giống như ở trường Mầm non. Vì vậy, có nhiều trẻ không thể thích ứng được với giáo dục hòa nhập.

Hội thảo và tập huấn "Xây dựng Chiến lược và lập hế hoạch phát triển Giáo dục"

Trong 3 ngày 4, 5 và 6/7/2019, Hiệp hội vì Giáo dục cho mọi người Việt Nam (VAEFA) phối hợp cùng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (VNIES) - Bô Giáo dục và Đào tạo, và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (NATCOM) đã tổ chức 2 sự kiện quan trọng là Hội thảo và tập huấn về “Xây dựng Chiến lược và lập kế hoạch phát triển giáo dục”.

Hội thảo “Xây dựng Chiến lược và lập kế hoạch phát triển giáo dục” diễn ra ngày 04 tháng 07 năm 2019 tại khách sạn Meliá Hà Nội với sự tham giả hơn 150 đại biểu là đại diện các tổ chức thành viên của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam như UNESCO Việt Nam, UNICEF Việt Nam; lãnh đạo các cục, vụ có liên quan thuộc bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); các chuyên gia giáo dục trong nước và quốc tế, cũng như đại diện các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và đại diện các bên có liên quan.

(Các đại biểu tham gia Hội thảo)

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng bộ GD&ĐT Việt Nam Nguyễn Văn Phúc đã nhắc tới những thành tựu của Giáo dục Việt Nam đã đạt được trong giai đoạn 2011-2020 như thành công trong công bằng và chất lượng trong giáo dục so với các quốc gia khác có cùng mức thu nhập, hay khả năng duy trì mức sàn năng lực học sinh trên diện rộng.

LIÊN HỆ

HIỆP HỘI VÌ GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI VIỆT NAM
VIETNAM ASSOCIATION FOR EDUCATION FOR ALL

P2005, tòa N03T3A, khu Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
(Có thể vào từ đường Võ Chí Công, lối vào khu Star Lake)
R2005, N03T3A building, Diplomatic Compound, Xuan Tao ward, Bac Tu Liem district, Hanoi
(Accessible from Vo Chi Cong road, Star Lake entrance)


Số điện thoại/Tel: (+84)243 773 5303
Email: vaefa.edu.vn@gmail.com

ẢNH HOẠT ĐỘNG

Sample Image  Sample Image

Sample Image  Sample Image

Xem thêm