Giảm thiểu tác động của các rào cản đô thị với việc học và tham gia của trẻ mầm non

“Trước đến nay các dự án phát triển thường chú trọng đến nhóm trẻ chịu nhiều thiệt thòi ở vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số, nơi mà các em phải đối mặt với nhiều rào cản trong  học tập. Tuy nhiên ngay tại các đô thị,  trẻ em cũng gặp phải các vấn đề như là: bố mẹ bận việc, gắn kết xã hội ít chặt chẽ hơn, giao thông đông đúc, nhiều nhà cao tầng, trẻ thiếu không gian xanh để vui chơi ngoài trời, trẻ dành nhiều thời gian hơn cho thiết bị điện tử như ipad, điện thoại thông minh…” – chia sẻ của một giáo viên Mầm non, thành phố Đà Nẵng tại hội thảo chuyên đề “Tận dụng cơ hội để giảm thiểu tác động của các rào cản đô thị tới việc học và tham gia của trẻ mầm non”. Ngày 22/1/2021 vừa qua, chị Nguyễn Thị Thủy, cán bộ Chương trình VAEFA đã tham dự hội thảo  chuyên đề do VVOB, một tổ chức phi lợi nhuận của Bỉ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng chủ trì vào tại Đà Nẵng.

Câu hỏi được đặt ra là: Hệ thống giáo dục cần làm gì để ứng phó và giảm thiểu các rào cản đô thị có ảnh hưởng đến việc học và sự tham tham gia của trẻ; đồng thời cần làm gì để tăng cường khả năng ứng phó của trẻ và giáo viên có thể đối mặt với những rào cản đô thị? (ví dụ: đồ dùng, đồ chơi hạn chế và không hấp dẫn; phương pháp sư phạm chưa phù hợp; sĩ số HS trong lớp đông; sự trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên hạn chế; kỳ vọng của phụ huynh cao…)

Như là một biện pháp góp phần giải quyết những rào cản đô thị liên quan tới việc học và phát triển của trẻ, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng đã và đang đồng hành cùng tổ chức VVOB triển khai dự án Cộng đồng Sáng tạo Dạy học trong Giáo dục Mầm non (viết tắt là CITIES). Dự án được thực hiện trong thời gian từ ngày 1/ 6/2019 đến ngày 28/2/2021, thí điểm tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Mục tiêu của dự án là giúp những nhà thực hành giáo dục của thành phố Đà Nẵng (và gián tiếp trên lãnh thổ Việt Nam) hiểu biết sâu hơn về các rào cản đô thị liên quan tới việc học của trẻ mầm non và ứng dụng các thực hành sáng tạo, có tính đổi mới để hạn chế các rào cản này, nâng cao cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ. Các bài học kinh nghiệm đều được đúc kết từ quá trình áp dụng thực tiễn sau gần 2 năm vận hành dự án CITIES như: Tạo các góc và khu vực hấp dẫn; giới thiệu đồ dùng đồ chơi và các hoạt động mới; tìm hiểu sở thích của trẻ; đưa ra các thách thức mới; tạo cơ hội để trẻ đưa ra sáng kiến với quy tắc thích hợp; khám phá và cải thiện mối quan hệ trẻ - trẻ, trẻ - giáo viên; khám phá cảm xúc và giá trị…

 

Trò chơi “Gương soi” với sự tham gia của nhóm học sinh và đại biểu tham dự Hội thảo minh họa cho phương pháp sáng tạo dựa vào nghệ thuật để hỗ trợ trẻ đối phó với các áp lực đô thị

 

Cô giáo Phan Thị Thùy Dung – Hiệu trưởng trường mầm non Con Ong Nhỏ (Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng) cho biết: “Từ phương pháp sáng tạo dựa vào nghệ thuật, nhà trường đã tổ chức hoạt động “chạm yêu thương” vào đầu giờ buổi sáng cho học sinh toàn trường. Các bé rất hào hứng tham gia và xin cô được chơi lại. Các cháu chơi xong rất thoải mái, sẵn sàng cho các hoạt động tiếp theo”. 

(Để biết thêm thông tin về dự án xin liên hệ chị Nguyễn Thị Châu, chuyên gia giáo dục tổ chức VVOB. Địa chỉ: 3-5 Nguyễn Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Điện thoại: +84-236 3923332, Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)

Link:

https://youtu.be/SHcGBZ3mv_Y

https://youtu.be/fu52czdPYwk

https://youtu.be/nJT8GMG_PYA

https://youtu.be/kS4ggmBXxYI

https://youtu.be/dhwbPuXqMW0

https://youtu.be/c2LFzdcnFoM

https://youtu.be/JpMAqNS-TN0

https://youtu.be/7yQE3R3A_kQ

Nguồn:

https://www.facebook.com/vvobvietnam

https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/giup-tre-doi-pho-voi-ap-luc-do-thi-bang-ung-dung-nghe-thuat-sang-tao-8dz3ow0Mg.html

https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/tan-dung-co-hoi-giam-thieu-tac-dong-cua-rao-can-do-thi-toi-tre-mam-non-brDGxyBGR.html?fbclid=IwAR3m8arXOg9D8htczcSY27kdxbQiOt-bpB5sssSI8x-1dzEeiTR515KzOEE

Chuyển đổi hệ thống giáo dục số

    
       Ngày 15/10/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, UNICEF Việt Nam, UNICEF EAPRO và Ban Thư ký ASEAN đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng cấp cao trực tuyến về chuyển đổi số hệ thống giáo dục trong toàn ASEAN. Sự kiện đã quy tụ các Bộ trưởng Giáo dục của 10 quốc gia ASEAN, khu vực tư nhân, học viện, đối tác phát triển và thanh niên để thảo luận làm thế nào để hệ thống giáo dục có thể được cải thiện linh hoạt hơn thông qua chuyển đổi số và thúc đẩy kỹ năng đọc viết và chuyển giao số.
 
     Sự kiện đã nhấn mạnh rằng để nhìn lại giáo dục chúng tôi cần cam kết từ các đối tác để giáo dục đi tắt đón đầu trong tương lai, nơi công nghệ đóng vai trò như một công cụ quan trọng để hỗ trợ mối quan hệ học tập giữa giáo viên, học sinh. Đã đến lúc phải nhìn lại nền giáo dục để xây dựng một hệ thống giáo dục mạnh mẽ hơn, bền bỉ hơn cho tất cả trẻ em.
 
    Hội nghị kết thúc với việc ký kết Tuyên bố chung giữa các Bộ trưởng trong đó nhấn mạnh cam kết hướng tới việc thúc đẩy kiến thức số, phát triển các kỹ năng có thể chuyển giao tạo cơ hội tiếp cận với học tập số an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên.
 
 
Nguồn: Bài: UNICEF - Ảnh: Internet.

Hoạt động chiếu phim Nơi tôi thuộc về tại Hà Nội và Đồng Nai

     Nơi tôi thuộc về là bộ phim ngắn do các diễn viên người điếc đóng các vai chính và do ê-kíp  sản xuất gồm cả người điếc và người nghe thực hiện. Bộ phim được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của các sinh viên người điếc trong hành trình tìm kiếm ước mơ học tập của mình để thay đổi cuộc sống, hướng tới một tương lai tốt đẹp.  

      Hiệp Hội Vì Giáo Dục Cho Mọi Người Việt Nam  (VAEFA) đã tổ chức buổi chiếu phim nội bộ dành cho các sinh viên, học sinh người Điếc đến từ các trung tâm, trường, các tổ chức là thành viên hoặc đối tác của VAEFA bao gồm lớp dạy trẻ em điếc C5, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương và tổ chức Blue Dragon vào ngày 6/12/2020 và tại Trung tâm Nghiên cứu và thúc đẩy Văn hóa điếc – Đại học Đồng Nai vào ngày 11/12/2020.

 

       Bộ phim đã nhận được nhiều phản hồi tích cực, mang lại sự xúc động cũng như chạm đến trái tim người tham dự.  Các phụ huynh có con là người điếc, các giáo viên, học sinh, sinh viên người điếc đến từ các trung tâm, tổ chức thành viên đã bày tỏ mong muốn VAEFA và đoàn làm phim Nơi tôi thuộc về sẽ mang bộ phim tới nhiều người hơn nữa bao gồm cả người nghe và người điếc.  “Tôi nghĩ tất cả phụ huynh trẻ điếc trên đất nước Việt Nam cần xem bộ phim này”, “Bộ phim đề cập đến một khó khăn các con gặp phải trong cuộc sống nếu các con không được học.  Các con sẽ còn gặp muôn vàn khó khác nếu không được học”. Đó là một vài trong số rất nhiều chia sẻ từ các phụ huynh sau khi xem phim.  Khán giả cũng dành nhiều lời khen tới nhóm Nghe Bằng Mắt với hầu hết các thành viên là người điếc và chưa qua đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực điện ảnh nhưng kỹ thuật trong sản xuất và diễn xuất khá tốt, đồng thời khán giả cũng chia sẻ nhiều góp ý thú vị với một số tình tiết và chi tiết để bộ phim trở nên hoàn hảo hơn.   

 

 

Hội thảo: "Học sinh Điếc - Đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ"

                                                                                                                                 

Sáng  27 tháng 11 năm 2020, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập -  Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương tổ chức Hội thảo: “Học sinh Điếc - Đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ” nhằm tạo ra một diễn đàn chia sẻ học thuật và những quan điểm khoa học về văn hóa và ngôn ngữ của người Điếc cũng như các vấn đề liên quan đến giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh Điếc.

Đến dự Hội thảo, về phía các tổ chức giáo dục và đào tạo có Ông Nguyễn Xuân Phương – Phó chủ tịch Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người Việt nam (Vaefa), bà Nguyễn Kim Anh – Điều phối viên quốc gia Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người Việt nam, bà Nguyễn Thị Thủy – Cán bộ chương trình Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người Việt nam, TS. Bùi Thế Hợp – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Về phía Lãnh đạo Nhà trường có TS. Trịnh Thị Xim – Phó Bí thư Đảng, Phó Hiệu trường nhà trường cùng các thầy cô là lãnh đạo các phòng, khoa, ban và trung tâm trong nhà Trường, các thầy cô giáo đang giảng dạy học sinh Điếc và đặc biệt có mặt các vị phụ huynh đại diện cho các bậc cha mẹ học sinh Điếc đang theo học tạo trung tâm và các em học sinh Điếc.

Hội thảo đã tập hợp được nhiều bài viết có chất lượng của các nhà khoa học, các nhà vận động chính sách, giáo viên có kinh nghiệm dạy học sinh Điếc, gia đình và người Điếc. Nội dung các bài viết tập trung vào 3 vấn đề chính: (1) Chính sách và vận động chính sách trong giáo dục người Điếc; (2) Văn hóa và ngôn ngữ kí hiệu của người Điếc; (3) Phương pháp, cách tiếp cận trong giáo dục học sinh Điếc. Các bài viết đã phần nào làm sáng tỏ cơ sở khoa học, giá trị của việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong học tập và sinh hoạt của cộng đồng người Điếc nói chung và học sinh Điếc nói riêng.

Phát biểu đề dẫn khai mạc Hội thảo, TS. Lê Thị Thúy Hằng – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập đã gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô, các chuyên gia, nhà khoa học về tham dự Hội thảo, đồng thời đề cập đến văn hóa điếc và bốn thành tố tạo nên văn hóa điếc (ngôn ngữ kí hiệu, hệ thống xã hội, hệ thống niềm tin, kĩ thuật và công nghệ), trên cơ sở đó, hy vọng những gia đình và những người nghe có cái nhìn khách quan và tôn trọng những giá trị của cộng đồng những người thuộc văn hóa Điếc.

Ngoài 8 bài tham luận, Hội thảo cũng đã lắng nghe 12 ý kiến trao đổi trực tiếp tại Hội thảo của các nhà khoa học, những người vận động chính sách, đặc biệt của các bậc cha mẹ học sinh Điếc và của chính các em học sinh Điếc. Các tham luận và ý kiến ngoài việc khẳng định và làm sáng tỏ các đặc điểm văn hóa người Điếc; vai trò của gia đình trong việc phát triển tư duy cho trẻ thông qua ngôn ngữ kí hiệu,…mà còn đề cập đến sự phát triển các chương trình đào tạo, cơ chế chính sách hỗ trợ giúp người Điếc được tiếp tục học nâng cao.

TS. Trịnh Thị Xim - Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng trường CĐSPTW phát biểu chỉ đạo và tổng kết Hội thảo, TS. Trịnh Thị Xim nhấn mạnh: sự đồng hành của nhiều yếu tố trong phát triển văn hóa người Điếc, mở rộng vốn ngôn ngữ kí hiệu, xây dựng các chương trình đào tạo cho người Điếc - đó là gia đình, nhà trường và đặc biệt là các tổ chức xã hội chung tay góp phần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Nguồn: Website Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Tác giả: Nguyễn Thị Bích Lan - Phó Giám đốc

Trung tâm Hỗ trợ Phát triển và giáo dục hòa nhập

 

Sự kiện Tổng kết chiến dịch Lan toả yêu thương 2020 của MSD

    Ngày 10.11.2020, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) - một thành viên của Hiệp Hội Vì Giáo Dục Cho Mọi Người Việt Nam (VAEFA) phối hợp với Mạng lưới Quản trị Quyền trẻ em tổ chức hội thảo Tổng kết chiến dịch Lan toả yêu thương 2020 và đối thoại “Tiếng nói trẻ em và các bên liên quan trong thúc đẩy quyền trẻ em và chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần trẻ em”. Hội thảo thu hút sự quan tâm và đồng hành của Cục Trẻ em, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng đội Thành phố Hồ Chí Minh, Thành đoàn thành phố Hà Nội, Hội đồng Đội thành phố Hà Nội. Tham dự hội thảo có 150 đại biểu bao gồm 35 đại diện trẻ em, đại diện các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế, nhà trường, phụ huynh, các chuyên gia về trẻ em, các cơ quan thông tấn báo chí, và người quan tâm.

Chị Nguyễn Thị Kim Anh – Điều phối viên Quốc gia và Nguyễn Thị Thủy – Cán bộ Chương trình đã đại diện cho VAEFA tham gia sự kiện.  Chị Kim Anh điều hành phiên tọa đàm chuyên môn: Trường học hạnh phúc – Giáo dục bằng yêu thương.

Hội thảo đã ghi nhận tiếng nói mạnh mẽ của trẻ em, các thầy cô giáo, cha mẹ, các nhà hoạt động xã hội kiến nghị và đề xuất nhiều giải pháp để tạo ra một môi trường an toàn, nơi không có bạo lực, xâm hại, trừng phạt, nơi trẻ em được sống và lớn lên trong hạnh phúc và được lên tiếng về những vấn đề của chính các em. Một trong những kiến nghị đó là cần tăng cường vai trò và tiếng nói của các tổ chức xã hội, từ đó sẽ giúp huy động hiệu quả các nguồn lực trong xã hội vào công tác bảo vệ trẻ em.

(Chi tiết về hội thảo xin xem đường link: https://www.youtube.com/watch?v=G54vf2uVesc

https://www.facebook.com/www.msdvietnam.org)

LIÊN HỆ

HIỆP HỘI VÌ GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI VIỆT NAM
VIETNAM ASSOCIATION FOR EDUCATION FOR ALL

P2005, tòa N03T3A, khu Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
(Có thể vào từ đường Võ Chí Công, lối vào khu Star Lake)
R2005, N03T3A building, Diplomatic Compound, Xuan Tao ward, Bac Tu Liem district, Hanoi
(Accessible from Vo Chi Cong road, Star Lake entrance)


Số điện thoại/Tel: (+84)243 773 5303
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ẢNH HOẠT ĐỘNG

Sample Image  Sample Image

Sample Image  Sample Image

Xem thêm