• Hội thảo tham vấn góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi

    Hội thảo tham vấn góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi

    Các khuyến nghị đến từ các đại biểu tham dự Hội thảo, đặc biệt là các đại biểu thuộc nhóm yếu thế như nhóm người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT), người khiếm thị, người điếc,... sẽ được tập hợp để gửi Bộ giáo dục và Đào tạo và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, góp phần thực hiện mục tiêu Phát triển bền vững về giáo dục (SDG4), đảm bảo nền giáo dục công bằng, chất lượng để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

    Xem thêm...

  • Bảy khuyến nghị của mạng lưới Chiến Dịch Giáo dục Toàn Cầu

    Bảy khuyến nghị của mạng lưới Chiến Dịch Giáo dục Toàn Cầu

    Bảy (7) khuyến nghị của mạng lưới Chiến Dịch Giáo dục Toàn Cầu (Global Campaign for Education GCE) gửi tới Ủy ban Quốc tế về cung cấp tài chính cho các cơ hội giáo dục toàn cầu (International Commission on Financing Global Education Opportunity) bao gồm:

    Xem thêm...

  • Sự kiện Nghe Bằng Mắt 2

    Sự kiện Nghe Bằng Mắt 2

    Hưởng ứng tuần lễ toàn cầu hành động vì giáo dục - 04/2017 tại Hà Nội

    Xem thêm...

  • Hội thảo nâng cao nhận thức về quyền sức khỏe  sinh sản và tình dục cho người Điếc tại Việt Nam – 06/2019

    Hội thảo nâng cao nhận thức về quyền sức khỏe sinh sản và tình dục cho người Điếc tại Việt Nam – 06/2019

    Xem thêm...

  • Hội thảo tham vấn Xây dựng chiến lược giáo dục 2021-2030 - 04/07/2019 – Khách sạn Melia Hà Nội

    Hội thảo tham vấn Xây dựng chiến lược giáo dục 2021-2030 - 04/07/2019 – Khách sạn Melia Hà Nội

    Xem thêm...

  • Họp mặt thường niên các Liên minh Giáo dục Khu vực Châu Á Thái Bình  dương - Đà Nẵng 8/2019.

    Họp mặt thường niên các Liên minh Giáo dục Khu vực Châu Á Thái Bình dương - Đà Nẵng 8/2019.

    Xem thêm...

  • Sự kiện Nghe Bằng Mắt 3 – Ngôn ngữ ký hiệu dành cho tất cả mọi người - 25/09/2020

    Sự kiện Nghe Bằng Mắt 3 – Ngôn ngữ ký hiệu dành cho tất cả mọi người - 25/09/2020

    Xem thêm...

CÁC HOẠT ĐỘNG

Chia sẻ của Tổng thư ký ASPBAE - Helen Dabu nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ, Tổng thư ký ASPBAE, Helen Dabu  đã có video chia sẻ trên website của Viện Học tập suốt đời của UNESCO (UIL), nhấn mạnh rằng ASPBAE  tin tưởng giáo dục người lớn mang tính chuyển đổi (ALE) đóng một vai trò quan trọng trong giải quyết bất bình đẳng hệ thống giữa các thế hệ, loại trừ phân biệt đối xử ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và các nơi khác trên thế giới.

Bản tóm tắt của Ngân hàng Thế giới: Công nghệ giáo dục cho đội ngũ giáo viên hiệu quả

Các hệ thống giáo dục trên khắp thế giới đang đầu tư vào công nghệ để giúp giáo viên trở nên hiệu quả hơn. Ở một số trường hợp, kết quả thu được rất thú vị. Song, ở số khác, tác động của công nghệ không được như mong đợi hoặc vẫn chưa được đánh giá. Việc đóng cửa nhà trường trên toàn thế giới do đại dịch COVID-19 đã nêu bật tầm quan trọng của việc phải nắm rõ cách tận dụng công nghệ một cách tốt nhất. Bài viết này đề ra 4 nguyên tắc để đầu tư vào công nghệ để giúp cho đội ngũ giáo viên trở nên hiệu quả và 6 khía cạnh sư phạm trong đó công nghệ có thể giúp thúc đẩy chất lượng giảng dạy của giáo viên, cùng với các minh chứng về những công nghệ được thử nghiệm, hứa hẹn và cảnh giác cho giáo viên.

Nguyên tắc 1: Công nghệ không phải là giải pháp khắc phục khủng hoảng học tập. Song công nghệ có thể là giải pháp cho các vấn đề vi mô cụ thể trong hệ thống giáo dục.

Khi xem xét đầu tư vào công nghệ, điểm mấu chốt là phải bắt đầu với một vấn đề cụ thể và hỏi, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là gì? Và sau đó lại hỏi tiếp, công nghệ có thể giúp ích trong trường hợp này không? Khi tiếp cận theo từng vấn đề, hệ thống giáo dục các quốc gia có thể có những kỳ vọng thực tế về sự hứa hẹn của công nghệ, đồng thời đảm bảo rằng những công nghệ đó giúp ích cho giáo viên trong việc hỗ trợ cho học sinh của mình.

Nguyên tắc 2: Nếu bạn dự định đầu tư vào công nghệ, thì hãy đầu tư vào công tác đào tạo, hỗ trợ, giám sát và bảo trì để đảm bảo công nghệ đó có thể thực sự vận hành trơn tru.

Đầu tư vào công nghệ thường đồng nghĩa với một khoản đầu tư ban đầu rất lớn. Nhưng sẽ chẳng có nghĩa lý gì khi đầu tư vào phần cứng hoặc phần mềm mà không dự trù ngân sách cho tất cả các dịch vụ bổ trợ cần thiết để công nghệ hoạt động trơn tru. Hệ thống giáo dục các quốc gia thường đánh giá thấp mức độ nâng cao nhận thức và đào tạo cần thiết cho giáo viên — cùng với các đối tượng khác trong hệ thống giáo dục, như hiệu trưởng và cán bộ quản lý của Bộ Giáo dục — để có thể làm chủ công nghệ mới và sau đó sử dụng nó một cách hiệu quả.

Nguyên tắc 3: Thử nghiệm công nghệ.

  • Cần phải đảm bảo rằng rằng công nghệ hoạt động tốt. Trong một nỗ lực sử dụng điện thoại thông minh để giám sát giáo viên ở Haiti, công nghệ rốt cuộc đã bị thất bại. Các quan chức chính phủ cũng như các đối tác đã cùng vào lớp học để tận mắt chứng kiến công nghệ vốn dĩ từng hoạt động rất tốt nhưng lại không được đặt đúng chỗ để bảo trì, duy tu. Nếu công nghệ vượt quá khả năng đáp ứng về mặt cơ sở hạ tầng của những nhà trường yếu nhất trong hệ thống, thì nó sẽ không mang lại hiệu quả.
  • Cần đảm bảo rằng công nghệ phải được sử dụng. Một cuộc can thiệp trong đó trang bị máy tính cho các lớp học ở Cô-lôm-bi-a đã tìm cách đưa máy tính đến đây, nhưng giáo viên hầu như phớt lờ chúng vì công nghệ không được tích hợp vào chương trình giáo dục. Nếu như giáo viên không thấy được giá trị của một công nghệ, không biết cách sử dụng nó, hoặc không thoải mái khi sử dụng, thì công nghệ đó cũng sẽ không mang lại hiệu quả. Mục tiêu không phải là tối đa hóa lượng thời gian công nghệ được sử dụng, mà thay vào đó cần phải đảm bảo rằng nó được sử dụng vào đúng các thời điểm
  • Cần đảm bảo công nghệ làm tăng khả năng học tập. Ngay cả khi công nghệ hoạt động tốt và giáo viên sử dụng nó, thì cũng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ tăng cường việc học tập. Ở Kê-ni-a, một chương trình của ngành đã trang bị máy tính bảng cho giáo viên. Những máy tính bảng này có tích hợp hướng dẫn sự phạm dành cho giáo viên, hỗ trợ âm thanh và hình ảnh, và cách thức đánh giá. Mặc dù nhiều giáo viên sử dụng máy tính bảng, nhưng tác động đến việc học tập của học sinh không lớn hơn so với những giáo viên chỉ nhận được các hướng dẫn trên giấy, dù rằng giá thành của máy tính bảng cao hơn nhiều.

Nguyên tắc 4: Công nghệ giám sát và quản lý giáo viên sẽ chỉ hoạt động hiệu quả khi có sự cam kết chính trị.

Công nghệ giám sát không thể nào vượt trội sự thông đồng giữa giáo viên, hiệu trưởng nhà trường và các nhà quản lý giáo dục. Cơ chế phân bổ giáo viên chỉ thực sự hiệu quả nếu giáo viên cùng tham gia. Nhiều chương trình công nghệ theo định hướng kỹ trị thậm chí đã không thể khởi động nổi do sự đối lập chính trị. Chính phủ cần có các chiến lược tham vấn và truyền thông nhằm đảm bảo rằng tất cả những người tham gia – từ các nhà quản lý cho đến giáo viên – đều thấy được giá trị trong các can thiệp mới.

Nếu được áp dụng một cách thông thái, công nghệ có thể mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên và học sinh của họ, nhưng chưa chắc đảm bảo thành công nếu như giáo viên không không phải là một chủ thể trong quá trình này.

 Áp dụng các nguyên tắc

Công nghệ có tiềm năng giúp giáo viên trở nên hiệu quả hơn trong việc tiếp cận mọi đối tượng học sinh. Cùng với những nguyên tắc này, có 6 lộ trình hứa hẹn cho mối quan hệ khăng khít giữa giáo viên và công nghệ được trình bày sau đây.

  1. Huấn luyện và kèm cặp giáo viên

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sức mạnh của công tác huấn luyện và kèm cặp giáo viên. Ở Nam Phi, công tác huấn luyện ngay trong lớp học có hiệu quả gấp đôi trong việc thúc đẩy khả năng đọc ở học sinh so với việc bồi dưỡng phát triển chuyên môn truyền thống theo hướng học tập trung. Tại sao lại như vậy? Những giáo viên được huấn luyện thường áp dụng các thực hành sư phạm tốt hơn trong lớp học của họ. Nhưng ở nhiều nơi – kể cả nơi có thu nhập cao lẫn nơi có thu nhập thấp – việc triển khai một cách hệ thống chương trình huấn luyện trên quy mô lớn là một thách thức khá không hề nhỏ. Lý do chính là ở chỗ để có được một hệ thống huấn luyện hiệu quả, bạn cần có các chuyên gia huấn luyện am tường về nội dung chương trình, kiến thức sư phạm, đồng thời phải có kỹ năng kèm cặp giáo viên một cách hiệu quả. Trong nhiều hệ thống giáo dục, thường thì có hai khả năng: hoặc không có đủ giáo viên xuất sắc để làm huấn luyện viên hoặc luôn có sự đánh đổi trong việc rút những giáo viên đó khỏi lớp học để đóng vai trò là huấn luyện viên. Nếu họ đảm nhiệm việc huấn luyện cho các giáo viên khác, thì họ sẽ không phải đứng lớp dạy học sinh.

Công nghệ có thể giúp cho việc huấn luyện nhiều giáo viên cùng lúc một cách dễ dàng hơn so với hình thức truyền thống. Ở Nam Phi, Hoa Kỳ và U-gan-đa, những huấn luyện viên trực tuyến có thể cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho nhiều giáo viên cùng lúc.

Công nghệ có thể hỗ trợ về khía cạnh này. Ở Hoa Kỳ, không có sự khác biệt rõ ràng nào về tính hiệu quả giữa hàng chục chương trình huấn luyện trực tuyến được thử nghiệm ở các bang khác nhau và một loạt các các chương trình huấn luyện trực tiếp.

Trong một chương trình thí điểm ở Nam Phi, một nhóm giáo viên đã được chuyên gia huấn luyện đến hỗ trợ 3 lần mỗi học kỳ, trong khi một nhóm khác được huấn luyện trực tuyến với các tương tác hàng tuần qua máy tính bảng. Cứ sau vài tuần, “huấn luyện viên trực tuyến” sẽ vào mạng để thảo luận về các thực tiễn sư phạm và kiểm tra sự tiến độ trong chương trình giáo dục, đồng thời họ sẽ sẽ gửi một thông điệp động viên đến tất cả giáo viên tham gia huấn luyện trực tuyến. Cả hai hình thức huấn luyện này đểu giúp cải thiện việc học tập của học sinh ngang nhau vào cuối năm. Lợi ích thực sự nằm ở chỗ huấn luyện viên trực tuyến có thể tiếp cận nhiều giáo viên hơn vì họ không cần phải đi lại. Tuy nhiên, sau khi chương trình đi thêm được 2 năm nữa, mặc dù những giáo viên có huấn luyện viên trực tuyến vẫn cho ra mang lại kết quả học tập tốt hơn so với giáo viên không có huấn luyện viên, nhưng huấn luyện viên trực tiếp mang lại kết quả tốt hơn nhiều trên hàng loạt các kỹ năng.

Để công tác huấn luyện trực tuyến mang lại lợi ích lâu dài, có thể cần một cách tiếp cận hỗn hợp, nghĩa là trước hết xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa giáo viên và huấn luyện viên với ít nhất một số chuyến làm việc trực tiếp và sau đó bổ sung bằng hình thức huấn luyện trực tuyến. Mặc dù huấn luyện viên trực tuyến trên web hoặc trên máy tính bảng không trực tiếp quan sát giáo viên để đưa ra phản hồi, nhưng họ có thể trả lời câu hỏi và đưa ra lời khuyên một cách thường xuyên hơn với mức chi phí thấp hơn. Đối với một số giáo viên, huấn luyện viên trực tuyến có thể tôn trọng hơn quyền tự chủ trong lớp học của họ. Trên mạng Internet, công tác huấn luyện trực tuyến có thể là một công cụ hữu hiệu để tăng cường năng lực cho giáo viên. Ngoài việc hỗ trợ cho những hệ thống giáo dục gặp phải thách thức trong việc mở rộng quy mô, máy tính bảng còn có thể giúp các huấn luyện viên cung cấp phản hồi tốt hơn cho giáo viên: Ở U-gan-đa, máy tính bảng mà huấn luyện viên sử dụng để nhập các dữ kiện quan sát trong lớp học sau đó sẽ tạo phản hồi mà vị huấn luyện viên đó có thể sử dụng để định hướng cho các cuộc thảo luận của họ với giáo viên. Với việc sử dụng máy tính bảng, huấn luyện viên đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể hơn để giúp giáo viên với những thông tin về cách đọc phản hồi.

  1. Bổ sung kiến thức về nội dung chương trình và kỹ năng sư phạm cho giáo viên

Bằng chứng từ nhiều quốc gia cho thấy giáo viên thường không nắm vững nội dung mà họ phải dạy. Những lỗ hổng kiến ​​thức này của giáo viên có thể lý giải cho việc có tới 1/3 số học sinh không theo kịp chương trình giáo dục. Công nghệ giúp mang lại cơ hội cho giáo viên nâng cao kiến ​​thức về nội dung chương trình, cùng với các kỹ năng sư phạm của họ. Chẳng hạn, Sáng kiến ​​Đào tạo Giáo viên ở Châu Phi cận Sahara cung cấp các tài nguyên phù hợp với địa phương được giáo viên ở một số quốc gia sử dụng và trên cơ sở đó tự hình thành khóa học trực tuyến đại chúng mở (MOOC) của riêng mình. Tương tự, các hệ thống giáo dục có thể thử nghiệm với giáo viên với những bộ công cụ toàn cầu như Khan Academy, Coursera, Wikiversity, hoặc những công cụ khác để nâng cao khả năng làm chủ kiến thức toán học, khoa học hoặc các chủ đề khác của giáo viên. Một số công cụ này mang lại giá trị gia tăng khi minh họa cách thức giải thích các khái niệm khó trong những môn học đó. Ngoài việc đảm bảo rằng giáo viên ý thức được sự tồn tại của các tài nguyên này, các hệ thống giáo dục có thể xem xét chính thức hóa việc sử dụng chúng trong các chương trình phát triển chuyên môn thường xuyên cũng như công tác kiểm định. Mặc dù chưa được đánh giá chính thức, nhưng một số bang của Hoa Kỳ đã sử dụng các nền tảng trực tuyến cho việc cấp “chứng chỉ vi mô”, trong đó giáo viên có thể học tập và làm chủ tri thức trong từng chủ đề mà họ quan tâm, đồng thời được công nhận chính thức về lĩnh vực tri thức đó.

Ở những nhà trường nơi giáo viên hạn chế về kỹ năng sư phạm cũng như kiến thức về nội dung chương trình, thì việc trang bị cho họ các hướng dẫn bài học chi tiết - đôi khi còn được gọi là các bài học theo kịch bản - tỏ ra hữu ích ở nhiều quốc gia. Ngoài việc cung cấp hỗ trợ về nội dung, những hướng dẫn này có thể cải thiện phương pháp sư phạm bằng cách thúc ép những giáo viên có xu hướng hoàn toàn chỉ dựa vào bài giảng hoặc áp dụng phương pháp ‘gọi và trả lời’ trong hầu hết các bài tập học tập tích cực. Ở Nam Phi, giáo viên nhận được giáo án chi tiết qua máy tính bảng. Ở Pa-kít-xtan, một chương trình của nhà nước đã cung cấp hướng dẫn cho giáo viên bằng máy tính bảng cũng như màn hình được lắp đặt trong lớp học để hiển thị nội dung bổ sung cho bài giảng của giáo viên. Một công ty tư nhân đã cung cấp các bài học hoàn toàn theo kịch bản dựng sẵn qua máy tính bảng và khuyến khích giáo viên thực hiện đúng theo kịch bản dựng sẵn đó. Dữ liệu về việc thực hiện bài giảng và kết quả đánh giá sau đó được phân tích nhằm cải thiện quy trình.  Nhìn chung, việc cung cấp hướng dẫn chi tiết, thiết thực cho giáo viên sẽ giúp bổ sung cho tài năng và công tác đào tạo mà họ mang đến cho lớp học. Sử dụng công nghệ để cung cấp những hướng dẫn này có thể giúp giáo viên kết hợp các công cụ hỗ trợ âm thanh và hình ảnh cũng như nhận được các bản cập nhật nội dung dễ dàng hơn.

  1. Thiết lập cộng đồng thực hành trực tuyến cho giáo viên

Một yếu tố thúc đẩy đối với các nhà chuyên môn là cơ hội hợp tác với các chuyên gia khác. Mặc dù ở trong một căn phòng chật kín người, nhưng công việc giảng dạy có thể cảm thấy như một nghề đơn độc, vì giáo viên là người phụ trách duy nhất toàn thể học sinh trong vài giờ đồng hồ. Đặc biệt là ở các trường nhỏ hoặc ở vùng nông thôn, giáo viên có thể là người duy nhất trong bộ môn của mình, do đó thiếu cơ hội để so sánh các ghi chú về cách cải thiện. Nền tảng số có thể giúp giáo viên học hỏi từ các đồng nghiệp, chia sẻ kế hoạch bài học và tham gia vào cộng đồng chuyên môn. Những cộng đồng thực hành này là điều hoàn toàn khả thi ngay cả ở các nước thu nhập thấp: ở Tanzania, một cuộc khảo sát giáo viên trung học cho thấy 3/4 số giáo viên sử dụng điện thoại thông minh, gần 2/3 sử dụng WhatsApp thường xuyên và 1/3 sử dụng Facebook thường xuyên.

Ở Kê-ni-a, giáo viên dạy tiếng Anh sử dụng các nhóm Facebook để vừa hỏi nhau những câu hỏi về nội dung chương trình vừa tạo dựng các mối quan hệ xã hội.

 Có rất ít cộng đồng thực hành dựa trên nền tảng công nghệ này đã được đánh giá chính thức, nhưng các ví dụ về cách giáo viên sử dụng chúng trong thực tế có thể chứng minh những mặt họ thấy hữu ích. Ở Kê-ni-a, giáo viên dạy tiếng Anh sử dụng các nhóm Facebook để vừa hỏi nhau những câu hỏi về nội dung chương trình vừa tạo dựng các mối quan hệ xã hội.  Ở Thổ Nhĩ Kỳ, giáo viên khoa học sử dụng các nhóm WhatsApp để chia sẻ kiến ​​thức nội dung chương trình, các thực hành giảng dạy, và cung cấp hỗ trợ tinh thần cho nhau.  Ở Hồng Kông, giáo viên sử dụng WhatsApp để chia sẻ hình ảnh trên bảng và bài làm của học sinh để đồng nghiệp có thể lấy ý tưởng ​​và đưa ra phản hồi. Trong một số trường hợp, các nhóm này được hệ thống giáo dục tích cực tổ chức và tạo điều kiện. Trong chương trình huấn luyện trực tuyến được triển khai ở Nam Phi, các huấn luyện viên đã điều phối một nhóm WhatsApp, trong đó giáo viên chia sẻ những đoạn video về công tác đứng lớp của chính họ và tham gia các cuộc thi thân thiện hàng tuần để thể hiện khả năng giảng dạy xuất chúng. Sau khi một chương trình tương tự được triển khai ở Ấn Độ, các giáo viên cho biết họ cảm thấy có áp lực tích cực từ đồng nghiệp để thúc đẩy phải thể hiện tốt, họ chia sẻ các vấn đề để nhận được phản hồi và hướng dẫn, ban đầu là của điều phối viên nhưng cuối cùng lại trở thành một hoạt động tập thể với các giáo viên khác.

Các cộng đồng thực hành này không phải đợi cho đến khi giáo viên đảm nhận công việc đứng lớp mới bắt đầu hoạt động. Ở Ma-lai-xi-a, một trường đại học đã khuyến khích các giáo sinh sử dụng Facebook để chia sẻ tài liệu và ý tưởng về công tác giảng dạy. Đại đa số những người tham gia đều hứng thú với hoạt động này và nói rằng họ dự định tiếp tục sử dụng nó sau khi trở thành giáo viên. Các sinh viên cho biết việc tham gia vào cộng đồng thực hành trực tuyến khiến họ muốn trở thành những giáo viên giỏi hơn. Một chương trình đào tạo giáo viên khác ở Ma-lai-xi-a đã sử dụng WhatsApp để cùng ôn tập thực hành giảng dạy của họ với các giáo sinh khác cũng như với tư cách là giảng viên hướng dẫn. 

  1. Quản lý giáo viên hiệu quả

Học sinh sẽ không học được gì nếu giáo viên không đến trường, và công nghệ mang đến cơ hội mới để quản lý tính chuyên cần của giáo viên, có thể là bổ sung cho các phương pháp quản lý truyền thống hoặc thay thế chúng. Ở Pa-kít-xtan, một đội ngũ trợ lý đến giám sát các nhà trường nhưng họ sử dụng máy tính bảng để xác minh sự chuyên cần của giáo viên bằng thiết bị sinh trắc học. Chương trình này đã được áp dụng để theo dõi hàng trăm nghìn giáo viên, và các nhà quản lý đã lần theo hàng chục nghìn giáo viên vắng mặt. 

Công nghệ có thể giúp quản lý chất lượng giảng dạy của giáo viên - nhưng để làm được việc này, giáo viên phải có mặt ở trường.

Khi nào những nỗ lực sử dụng công nghệ để quản lý giáo viên có thể bị thất bại? Thứ nhất, các hệ thống giáo dục hoặc các đối tác tài trợ có thể bị cám dỗ trong việc triển khai công nghệ vượt quá khả năng hỗ trợ của cơ sở hạ tầng hiện tại. Trong bối cảnh thu nhập thấp, một sự can thiệp ở Haiti đã tìm cách sử dụng điện thoại thông minh để theo dõi tính chuyên cần của giáo viên và do độ trễ cũng như thách thức lặp đi lặp lại với phần mềm, cuối cùng đã không được triển khai hiệu quả.  Trong bối cảnh thu nhập trung bình, một bang đô thị của Bra-xin đã tìm cách để giáo viên sử dụng thẻ quẹt khi họ vào và ra khỏi lớp học, nhưng sự kết nối mạng tỏ ra thiếu nhất quán một cách bất ngờ, dẫn tới khía cạnh đó của chương trình kỹ thuật số cuối cùng đã bị loại bỏ. Thứ hai, những chương trình chỉ hoàn toàn tập trung vào việc giám sát từ trên xuống có thể gây ra sự phản kháng ở giáo viên hoặc thậm chí là cán bộ quản lý nhà trường. Đơn cử như trong ngành y tế, một chương trình đã khuyến khích nhân viên y tế ở Ấn Độ chấm giờ thời gian họ đến và đi làm, để được hưởng các ưu đãi bằng tiền. Theo thời gian, một số máy chấm giờ đã bị phá hủy; một số dường như đã bị quăng vào tường.  Nếu không có sự đồng thuận từ phía giáo viên và cán bộ quản lý, thì bất kỳ chương trình nào cũng có thể bị thất bại. Ngoài việc hủy hoại vật chất, các nhà quản lý rốt cuộc đã tăng số ngày được miễn cho nhân viên y tế, và theo đó hoàn toàn loại bỏ nanh vuốt của chương trình này. Chương trình hỗ trợ và giám sát bằng máy tính bảng ở Ấn Độ được mô tả ở trên có thể cung cấp một giải pháp với những tiện ích khác ngoài giám sát giáo viên, đó là việc trang bị cả nhóm hỗ trợ chuyên môn.

  1. Huy động đội ngũ giáo viên một cách hiệu quả

Nhiều quốc gia phân bổ quá nhiều giáo viên ở một số trường và quá ít cho số khác. Một nghiên cứu chỉ ra rằng có hơn 1/4 sự chênh lệch trong phân bổ giáo viên không thể lý giải được bằng số lượng học sinh. Ở Ga-na, chỉ có 40% lượng phân bổ giáo viên có thể lý giải được bằng số lượng nhập học của học sinh. Ở Ma-la-uy, một hệ thống dữ liệu mới đang cho phép chính phủ sơ đồ hóa được toàn bộ lực lượng giáo viên và phân loại nhà trường dựa trên các đặc điểm khiến giáo viên muốn hay không muốn giảng dạy ở đó (chẳng hạn như đường sá đi lại, điện chiếu sáng, khoảng cách đến trung tâm thương mại).Một cơ sở dữ liệu kiểu này có thể cho phép chính phủ thử nghiệm các chế độ đãi ngộ cho giáo viên và ưu tiên cho các trường thiếu đội ngũ cũng như giám sát tiến độ sau đó. Ở Ê-cu-ra-đo và Pê-ru, chính phủ đang thử nghiệm các hệ thống điện tử để cung cấp cho các ứng viên những thông tin tốt hơn về nhà trường và cộng đồng nhằm cải thiện sự phù hợp của giáo viên đối với nhà trường.

Công nghệ có thể giúp cải thiện điều kiện làm việc của giáo viên, chẳng hạn như bằng cách đẩy nhanh tiến độ trả lương.

  1. Tăng tính hấp dẫn của nghề dạy học

Giáo viên ở nhiều quốc gia phải đối mặt với điều kiện làm việc đầy thách thức. Các khoản thanh toán lương bị chậm trễ, họ cũng ít được tiếp cận các cơ chế khiếu nại, và tầm vóc của nghề nghiệp bị giảm sút. Tại Nam Xu-đăng hiện nay, một hệ thống trả lương điện tử giản đơn (sử dụng Excel) đã giúp giáo viên có thể nhận lương ngay tại trường thay vì phải đến trụ sở quận, từ đó giảm đáng kể thời gian và chi phí đi lại. Hệ thống điện tử hứa hẹn sẽ cho phép giáo viên bày tỏ quan ngại hay gửi đơn khiếu nại ẩn danh hoặc kín đáo lên các cơ quan cấp cao hơn. Cuối cùng, các công nghệ truyền thống như truyền hình và đài phát thanh có thể nâng cao danh tiếng của nghề nghiệp. Ở Chi-lê, một chương trình đã sử dụng những phương tiện truyền thông này để khuyến khích giới trẻ tài năng bước vào nghề dạy học. Cùng với các suất học bổng dành cho những sinh viên ưu tú, có vẻ như chương trình đã làm tăng sự quan tâm của sinh viên đối với việc giảng dạy và sự quan tâm của phụ huynh đối với việc con cái họ trở thành giáo viên. Công nghệ có tiềm năng trong việc cải thiện cả địa vị và điều kiện của nghề dạy học.

 Công nghệ trên cả 6 lĩnh vực này rõ ràng có thể bổ sung cho nhau. Công tác huấn luyện và kèm cặp giáo viên thậm chí sẽ còn hiệu quả hơn khi họ có trong tay các công cụ để cải thiện phương pháp sư phạm của mình (chẳng hạn như các bản giáo án theo cấu trúc sẵn) và nắm vững nội dung mà họ giảng dạy. Những hệ thống giáo dục hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống cho giáo viên (cải thiện việc phân bổ giáo viên và tiến độ trả lương kịp thời) sẽ làm tăng tính khả thi của hệ thống trong việc giám sát tính chuyên cần và chất lượng giảng dạy của giáo viên. Trên cả, công nghệ có thể là sự bổ sung có giá trị cho những nỗ lực tốt nhất của đội ngũ lực lượng giáo viên trong hệ thống giáo dục.

Nguồn:

David K. Evans (Trung tâm Phát triển Toàn cầu)

Nhóm chuyên đề dành cho giáo viên, Ngân hàng Thế giới - Tháng 2 năm 2021

 

Giảm thiểu tác động của các rào cản đô thị với việc học và tham gia của trẻ mầm non

“Trước đến nay các dự án phát triển thường chú trọng đến nhóm trẻ chịu nhiều thiệt thòi ở vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số, nơi mà các em phải đối mặt với nhiều rào cản trong  học tập. Tuy nhiên ngay tại các đô thị,  trẻ em cũng gặp phải các vấn đề như là: bố mẹ bận việc, gắn kết xã hội ít chặt chẽ hơn, giao thông đông đúc, nhiều nhà cao tầng, trẻ thiếu không gian xanh để vui chơi ngoài trời, trẻ dành nhiều thời gian hơn cho thiết bị điện tử như ipad, điện thoại thông minh…” – chia sẻ của một giáo viên Mầm non, thành phố Đà Nẵng tại hội thảo chuyên đề “Tận dụng cơ hội để giảm thiểu tác động của các rào cản đô thị tới việc học và tham gia của trẻ mầm non”. Ngày 22/1/2021 vừa qua, chị Nguyễn Thị Thủy, cán bộ Chương trình VAEFA đã tham dự hội thảo  chuyên đề do VVOB, một tổ chức phi lợi nhuận của Bỉ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng chủ trì vào tại Đà Nẵng.

Câu hỏi được đặt ra là: Hệ thống giáo dục cần làm gì để ứng phó và giảm thiểu các rào cản đô thị có ảnh hưởng đến việc học và sự tham tham gia của trẻ; đồng thời cần làm gì để tăng cường khả năng ứng phó của trẻ và giáo viên có thể đối mặt với những rào cản đô thị? (ví dụ: đồ dùng, đồ chơi hạn chế và không hấp dẫn; phương pháp sư phạm chưa phù hợp; sĩ số HS trong lớp đông; sự trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên hạn chế; kỳ vọng của phụ huynh cao…)

Như là một biện pháp góp phần giải quyết những rào cản đô thị liên quan tới việc học và phát triển của trẻ, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng đã và đang đồng hành cùng tổ chức VVOB triển khai dự án Cộng đồng Sáng tạo Dạy học trong Giáo dục Mầm non (viết tắt là CITIES). Dự án được thực hiện trong thời gian từ ngày 1/ 6/2019 đến ngày 28/2/2021, thí điểm tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Mục tiêu của dự án là giúp những nhà thực hành giáo dục của thành phố Đà Nẵng (và gián tiếp trên lãnh thổ Việt Nam) hiểu biết sâu hơn về các rào cản đô thị liên quan tới việc học của trẻ mầm non và ứng dụng các thực hành sáng tạo, có tính đổi mới để hạn chế các rào cản này, nâng cao cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ. Các bài học kinh nghiệm đều được đúc kết từ quá trình áp dụng thực tiễn sau gần 2 năm vận hành dự án CITIES như: Tạo các góc và khu vực hấp dẫn; giới thiệu đồ dùng đồ chơi và các hoạt động mới; tìm hiểu sở thích của trẻ; đưa ra các thách thức mới; tạo cơ hội để trẻ đưa ra sáng kiến với quy tắc thích hợp; khám phá và cải thiện mối quan hệ trẻ - trẻ, trẻ - giáo viên; khám phá cảm xúc và giá trị…

 

Trò chơi “Gương soi” với sự tham gia của nhóm học sinh và đại biểu tham dự Hội thảo minh họa cho phương pháp sáng tạo dựa vào nghệ thuật để hỗ trợ trẻ đối phó với các áp lực đô thị

 

Cô giáo Phan Thị Thùy Dung – Hiệu trưởng trường mầm non Con Ong Nhỏ (Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng) cho biết: “Từ phương pháp sáng tạo dựa vào nghệ thuật, nhà trường đã tổ chức hoạt động “chạm yêu thương” vào đầu giờ buổi sáng cho học sinh toàn trường. Các bé rất hào hứng tham gia và xin cô được chơi lại. Các cháu chơi xong rất thoải mái, sẵn sàng cho các hoạt động tiếp theo”. 

(Để biết thêm thông tin về dự án xin liên hệ chị Nguyễn Thị Châu, chuyên gia giáo dục tổ chức VVOB. Địa chỉ: 3-5 Nguyễn Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Điện thoại: +84-236 3923332, Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)

Link:

https://youtu.be/SHcGBZ3mv_Y

https://youtu.be/fu52czdPYwk

https://youtu.be/nJT8GMG_PYA

https://youtu.be/kS4ggmBXxYI

https://youtu.be/dhwbPuXqMW0

https://youtu.be/c2LFzdcnFoM

https://youtu.be/JpMAqNS-TN0

https://youtu.be/7yQE3R3A_kQ

Nguồn:

https://www.facebook.com/vvobvietnam

https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/giup-tre-doi-pho-voi-ap-luc-do-thi-bang-ung-dung-nghe-thuat-sang-tao-8dz3ow0Mg.html

https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/tan-dung-co-hoi-giam-thieu-tac-dong-cua-rao-can-do-thi-toi-tre-mam-non-brDGxyBGR.html?fbclid=IwAR3m8arXOg9D8htczcSY27kdxbQiOt-bpB5sssSI8x-1dzEeiTR515KzOEE

LIÊN HỆ

HIỆP HỘI VÌ GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI VIỆT NAM
VIETNAM ASSOCIATION FOR EDUCATION FOR ALL

P2005, tòa N03T3A, khu Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
(Có thể vào từ đường Võ Chí Công, lối vào khu Star Lake)
R2005, N03T3A building, Diplomatic Compound, Xuan Tao ward, Bac Tu Liem district, Hanoi
(Accessible from Vo Chi Cong road, Star Lake entrance)


Số điện thoại/Tel: (+84)243 773 5303
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ẢNH HOẠT ĐỘNG

Sample Image  Sample Image

Sample Image  Sample Image

Xem thêm