• Hội thảo tham vấn góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi

    Hội thảo tham vấn góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi

    Các khuyến nghị đến từ các đại biểu tham dự Hội thảo, đặc biệt là các đại biểu thuộc nhóm yếu thế như nhóm người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT), người khiếm thị, người điếc,... sẽ được tập hợp để gửi Bộ giáo dục và Đào tạo và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, góp phần thực hiện mục tiêu Phát triển bền vững về giáo dục (SDG4), đảm bảo nền giáo dục công bằng, chất lượng để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

    Xem thêm...

  • Bảy khuyến nghị của mạng lưới Chiến Dịch Giáo dục Toàn Cầu

    Bảy khuyến nghị của mạng lưới Chiến Dịch Giáo dục Toàn Cầu

    Bảy (7) khuyến nghị của mạng lưới Chiến Dịch Giáo dục Toàn Cầu (Global Campaign for Education GCE) gửi tới Ủy ban Quốc tế về cung cấp tài chính cho các cơ hội giáo dục toàn cầu (International Commission on Financing Global Education Opportunity) bao gồm:

    Xem thêm...

  • Sự kiện Nghe Bằng Mắt 2

    Sự kiện Nghe Bằng Mắt 2

    Hưởng ứng tuần lễ toàn cầu hành động vì giáo dục - 04/2017 tại Hà Nội

    Xem thêm...

  • Hội thảo nâng cao nhận thức về quyền sức khỏe  sinh sản và tình dục cho người Điếc tại Việt Nam – 06/2019

    Hội thảo nâng cao nhận thức về quyền sức khỏe sinh sản và tình dục cho người Điếc tại Việt Nam – 06/2019

    Xem thêm...

  • Hội thảo tham vấn Xây dựng chiến lược giáo dục 2021-2030 - 04/07/2019 – Khách sạn Melia Hà Nội

    Hội thảo tham vấn Xây dựng chiến lược giáo dục 2021-2030 - 04/07/2019 – Khách sạn Melia Hà Nội

    Xem thêm...

  • Họp mặt thường niên các Liên minh Giáo dục Khu vực Châu Á Thái Bình  dương - Đà Nẵng 8/2019.

    Họp mặt thường niên các Liên minh Giáo dục Khu vực Châu Á Thái Bình dương - Đà Nẵng 8/2019.

    Xem thêm...

  • Sự kiện Nghe Bằng Mắt 3 – Ngôn ngữ ký hiệu dành cho tất cả mọi người - 25/09/2020

    Sự kiện Nghe Bằng Mắt 3 – Ngôn ngữ ký hiệu dành cho tất cả mọi người - 25/09/2020

    Xem thêm...

CÁC HOẠT ĐỘNG

Bảy khuyến nghị của mạng lưới Chiến Dịch Giáo dục Toàn Cầu

Bảy (7) khuyến nghị của mạng lưới Chiến Dịch Giáo dục Toàn Cầu (Global Campaign for Education GCE) gửi tới Ủy ban Quốc tế về cung cấp tài chính cho các cơ hội giáo dục toàn cầu (International Commission on Financing Global Education Opportunity) bao gồm:

       1. Tính nhất quán với kết cấu của Mục tiêu phát triển bền vững số 4 về giáo dục (SDG4) gồm 7 mục tiêu cốt lõi, 3 phương thức thực thi và các chỉ số đánh giá như đã được cụ thể hóa trong Khung hành động Giáo dục đến 2030.

      2.Giáo dục miễn phí: Các quốc gia đã cam kết một nền giáo dục cơ bản (bao gồm giáo dục tiểu học và trung học) miễn phí và chất lượng. Thực tế chứng tỏ học phí cản trở việc nhập học của những trẻ em thuộc nhóm nghèo và dễ bị tổn thương nhất , bao gồm trẻ khuyết tật.  Do đó, Ủy ban cần bày tỏ rõ ràng sự phản đối việc thu học phí.

     3.Vấn đề công/tư trong giáo dục: Hệ thống giáo dục công có vai trò cân bằng trong rất nhiều xã hội, mang lại cơ hội bình đẳng cho con em những gia đình nghèo nhất hay những nhóm thiệt thòi nhất.  Ủy ban cần dứt khoát trong việc đảm bảo các nguồn lực công được rót cho giáo dục công và phản đối cung cấp giáo dục vì mục tiêu lợi nhuận.  Dành ngân sách công để củng cố lợi nhuận của các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân là phi lý.  Các hình thức thương mại hóa giáo dục, kinh doanh giáo dục phụ thuộc học phí, trường tư học phí thấp chất lượng thấp đang lan tràn một cách đáng báo động.  Ủy ban cần dứt khoát chỉ ra đây không phải là xu thế cho các quốc gia.  Nhà nước cần đưa ra các quy định nghiêm ngặt và các chế tài thực thi và giám sát khi khối tư nhân tham gia vào giáo dục sao cho phù hợp với luật nhân quyền, đảm bảo bình đẳng, bảo tồn được bản chất và tính nhân văn của giáo dục, ngay cả khi các đối tác ngoài nhà nước cung cấp giáo dục miễn phí.

     4.Nguồn kinh phí được dự trù: Ủy ban cần nghiên cứu xem các quốc gia có thể làm thế nào để đảm bảo nguồn tài chính dài hạn, được dự trù trước và bền vững cho giáo dục.  Những nguồn tài chính tạm thời hoặc không cố định có thể hữu ích trong một số lĩnh vực khác chứ không phải giáo dục. Hệ thống giáo dục phụ thuộc vào nguồn đầu tư hàng năm để chi trả các chi phí  thường xuyên cốt yếu, như chi trả đội ngũ giáo viên đã được đào tạo chuyên nghiệp.

     5.TIẾN TRÌNH HÒA NHẬP và dân chủ ở các quốc gia là cần thiết, với chính quyền ở vị trí chèo lái và cam kết những tiến trình có sự tham vấn giáo viên, học sinh sinh viên và các công dân để có thể xây dựng những chính sách giáo dục chất lượng và hiệu quả được sở hữu rộng rãi. Mô hình Quỹ Đối Tác Toàn Cầu về Giáo Dục cần được củng cố với Nhóm Đối Tác Giáo Dục Quốc Gia (ở Việt Nam là nhóm ESG) khuyến khích sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội dân sự, Hội Giáo Viên, trong đối thoại chính sách, lập kế hoạch và giám sát. 

     6.KẾT QUẢ HỌC TẬP LÀ RẤT RỘNG: Hệ thống giáo dục cần có những mục đích đa dạng để đáp ứng quyền giáo dục.  Tuy nhiên thật nguy hiểm khi các mục đích này bị thu hẹp bởi việc chỉ tập trung vào những chỉ số dễ đo lường nhất về kết quả học tập hoặc dựa vào kết quả của các bài kiểm tra tiêu chuẩn.  Điều này dẫn đến những ảnh hưởng không mong muốn tiêu cực, chúng hướng việc dạy học chạy theo các bài kiểm tra và dẫn đến sự biến thể của các hình thức học vẹt.  Các biện pháp hạn hẹp thường dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh, xếp thứ hạng trường, giáo viên và học sinh –  gây ra căng thẳng không nên có so với các mục đích lớn lao hơn của giáo dục.  Ủy ban cần kêu gọi tập trung vào nhu cầu cải thiện cơ sở dữ liệu phân tách theo một loạt các chỉ số về quá trình, cơ cấu và kết quả.

     7.TỈ LỆ NGÂN SÁCH GIÁO DỤC: Ủy ban cần đưa ra khuyến nghị rõ ràng về việc tăng cường cái mà GCE thường gọi là bốn S: Tăng tỉ lệ ngân sách giáo dục, giá trị tổng ngân sách, sự nhạy cảm và tính tỉ mỉ của ngân sách.  Ủy ban cần hối thúc các quốc gia dành 20% ngân sách cho giáo dục hoặc 6% tổng sản phẩm quốc nội GDP dành cho giáo dục.  Ủy ban cần tạo áp lực với những Quốc gia có tỉ lệ ngân sách hay chi phi thực tế thấp hơn các tiêu chuẩn này – đặc biệt là những quốc gia có tỉ lệ chi cao cho quân sự, trả nợ hay các dòng ngân sách không phục vụ phát triển khác.  Ủy ban cần kêu gọi một vòng xóa nợ mới cho những nước đang phát triển đang phải dành phần đáng kể từ ngân sách để trả nợ, và dành ngân sách tương đương khoản xóa nợ đó để chi cho giáo dục chất lượng và các dịch vụ xã hội khác.  Cung cấp viện trợ nước ngoài cho các quốc gia không chứng tỏ được nỗ lực nghiêm túc của mình thông qua tăng phân bổ ngân sách giáo dục của chính họ hay duy trì mức chi tiêu giáo dục ở tỉ lệ 20% là điều phi lý.  Cần đưa ra các mục tiêu huy động bổ sung viện trợ cho giáo dục trong bối cảnh viện trợ giáo dục đang chiếm một tỉ lệ rất thấp như hiện nay.

     8.GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA NGÂN SÁCH: Ủy ban cần đưa ra khuyến nghị hệ thống để giúp các quốc gia tăng tổng thể ngân sách chính phủ.  Tỉ lệ 20% của một chiếc bánh nhỏ sẽ là rất nhỏ - và chi tiêu giáo dục có thể tăng ngoạn mục thông qua tăng nền thuế nội địa hoặc tăng tổng thể ngân sách chính phủ. Cần chấm dứt những khoản ưu đãi thuế tai hại của các chính phủ (ActionAid ước tính có tới 139 tỉ đô la mỗi năm đã bị cho đi một cách không cần thiết bởi các nước đang phát triển).  Cũng cần cấp thiết củng cố năng lực của các chính phủ trong phòng ngừa các hành vi trốn thuế, đặc biệt bởi các công ty đa quốc gia (Quỹ tiền tệ thế giới IMF ước tính có tới 200 tỉ đô la mỗi năm đã bị thất thoát qua hình thức chuyển lợi nhuận sử dụng các thiên đường thuế).

     9.NGÂN SÁCH CẦN NHẠY CẢM: Ủy ban cần đưa ra những khuyến nghị rõ ràng về tăng cường nhạy cảm trong chi tiêu giáo dục, với trọng tâm là tính công bằng – đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau và chi tiêu giáo dục sẽ nhắm tới các bậc học đem lại lợi ích nhiều nhất cho người nghèo hoặc những người đang bị loại trừ.

Công bằng tài chính không có nghĩa là chi tiêu cho mỗi trẻ (để tiếp cận được những bé gái trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương nhất hay trẻ khuyết tật sẽ cần nhiều kinh phí hơn chi tiêu trung bình cho một trẻ), công bằng cũng có nghĩa là ưu tiên đầu tư xóa mù chữ cho thanh thiếu niên và người lớn, vấn đề thường bị xem nhẹ.

Đảm bảo một đội ngũ giáo viên được đào tạo tốt và chuyên nghiệp sẽ chiếm một khoản lớn trong chi tiêu giáo dục.  Cho dù với rất nhiều phát kiến trong công nghệ, công nghệ không thể là thuốc chữa bách bệnh – giáo viên sẽ luôn là cốt lõi của tiến trình học tập có hệ thống và hiệu quả.

Các quốc gia cần tránh những đầu tư làm gia tăng bất bình đẳng hay một hệ thống phân biệt đẳng cấp (như chế độ thu phí hoặc chế độ chi trả bằng phiếu học phí, hệ thống trước đây ở Chi-lê, nơi mà sự phân hóa đẳng cấp và bất bình đẳng đã trở nên vô cùng trầm trọng).

      10.GIÁM SÁT NGÂN SÁCH

Ủy ban cần đưa ra gợi ý tăng cường giám sát ngân sách giáo dục – để đảm bảo tiền sẽ đến được những nơi cần đến và được chi tiêu hiệu quả và minh bạch.  Ngân sách cho giáo dục biến mất trước khi đến được với các trường đã là chuyện thường xảy ra.  Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế đã tài liệu hóa các hình thức đa dạng của tham nhũng trong giáo dục và điều này cần được xem là rất nghiêm trọng.  Cần có sự giám sát độc lập thỏa đáng.  Các tổ chức xã hội dân sự có thể đóng vai trò mấu chốt trong huy động sự tham gia của công dân ở mọi cấp để có thể giám sát hiệu quả - cụ thể trong giám sát tác động của giáo dục tới công bằng xã hội.

GCE hy vọng Ủy ban Quốc tế về cung cấp tài chính cho các cơ hội giáo dục  toàn cầu sẽ tiếp thu toàn bộ các ý kiến này và các khuyến nghị khác nữa, và sẽ tạo ra bước ngoặt trong quá trình thúc đẩy để đạt được quyền giáo dục.  Trong bất cứ hoàn cảnh nào, GCE sẽ tiếp tục làm việc với các thành viên của mình và những tổ chức đồng quan điểm trên toàn thế giới để đưa ra một chương trình nghị sự chuyển đổi cho việc cung cấp tài chính đầy đủ cho quyền giáo dục.

Tệp tin đính kèm sau đây (English):

 

LIÊN HỆ

HIỆP HỘI VÌ GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI VIỆT NAM
VIETNAM ASSOCIATION FOR EDUCATION FOR ALL

P2005, tòa N03T3A, khu Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
(Có thể vào từ đường Võ Chí Công, lối vào khu Star Lake)
R2005, N03T3A building, Diplomatic Compound, Xuan Tao ward, Bac Tu Liem district, Hanoi
(Accessible from Vo Chi Cong road, Star Lake entrance)


Số điện thoại/Tel: (+84)243 773 5303
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ẢNH HOẠT ĐỘNG

Sample Image  Sample Image

Sample Image  Sample Image

Xem thêm