• Hội thảo tham vấn góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi

    Hội thảo tham vấn góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi

    Các khuyến nghị đến từ các đại biểu tham dự Hội thảo, đặc biệt là các đại biểu thuộc nhóm yếu thế như nhóm người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT), người khiếm thị, người điếc,... sẽ được tập hợp để gửi Bộ giáo dục và Đào tạo và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, góp phần thực hiện mục tiêu Phát triển bền vững về giáo dục (SDG4), đảm bảo nền giáo dục công bằng, chất lượng để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

    Xem thêm...

  • Bảy khuyến nghị của mạng lưới Chiến Dịch Giáo dục Toàn Cầu

    Bảy khuyến nghị của mạng lưới Chiến Dịch Giáo dục Toàn Cầu

    Bảy (7) khuyến nghị của mạng lưới Chiến Dịch Giáo dục Toàn Cầu (Global Campaign for Education GCE) gửi tới Ủy ban Quốc tế về cung cấp tài chính cho các cơ hội giáo dục toàn cầu (International Commission on Financing Global Education Opportunity) bao gồm:

    Xem thêm...

  • Sự kiện Nghe Bằng Mắt 2

    Sự kiện Nghe Bằng Mắt 2

    Hưởng ứng tuần lễ toàn cầu hành động vì giáo dục - 04/2017 tại Hà Nội

    Xem thêm...

  • Hội thảo nâng cao nhận thức về quyền sức khỏe  sinh sản và tình dục cho người Điếc tại Việt Nam – 06/2019

    Hội thảo nâng cao nhận thức về quyền sức khỏe sinh sản và tình dục cho người Điếc tại Việt Nam – 06/2019

    Xem thêm...

  • Hội thảo tham vấn Xây dựng chiến lược giáo dục 2021-2030 - 04/07/2019 – Khách sạn Melia Hà Nội

    Hội thảo tham vấn Xây dựng chiến lược giáo dục 2021-2030 - 04/07/2019 – Khách sạn Melia Hà Nội

    Xem thêm...

  • Họp mặt thường niên các Liên minh Giáo dục Khu vực Châu Á Thái Bình  dương - Đà Nẵng 8/2019.

    Họp mặt thường niên các Liên minh Giáo dục Khu vực Châu Á Thái Bình dương - Đà Nẵng 8/2019.

    Xem thêm...

  • Sự kiện Nghe Bằng Mắt 3 – Ngôn ngữ ký hiệu dành cho tất cả mọi người - 25/09/2020

    Sự kiện Nghe Bằng Mắt 3 – Ngôn ngữ ký hiệu dành cho tất cả mọi người - 25/09/2020

    Xem thêm...

CÁC HOẠT ĐỘNG

Từ những minh chứng khoa học về bộ não trẻ sơ sinh nghĩ về chính sách giáo dục trẻ thơ

TS. Phạm Thị Mai Chi - Viện IPD 

Các công trình nghiên cứu về giáo dục trẻ thơ trên thế giới đều cho rằng: Sự phát triển trong những năm đầu đời quyết định tương lai của cả cuộc đời. Chính trong độ tuổi này, trẻ có thể tiếp thu được mọi thông tin và khối lượng kiến thức khổng lồ vào não bộ nếu được học đúng phương pháp.

Nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm chỉ ra rằng: Chúng ta đang lãng phí một nguồn tài nguyên não bộ vô cùng to lớn bởi mới chỉ khai thác được từ 3-10% khả năng kỳ diệu của não bộ.

Tiềm năng của não bộ sẽ theo quy luật giảm dần, có nghĩa là giáo dục càng muộn thì tiềm năng sẵn có của con người được phát huy càng ít. Nếu trẻ được giáo dục từ sớm trong thời kỳ vàng từ 0 (thai nhi) đến 6 tuổi thì sự phát triển về não bộ sẽ có khả năng được kích hoạt tối đa 100% do được phát triển đồng thời ở cả hai bán cầu não trái và phải, hình thành 9 loại hình trí thông minh ở các vùng của não: Trí thông minh ngôn ngữ; Trí thông minh tư duy logic - toán học; Trí thông minh không gian; Trí thông minh âm nhạc; Trí thông minh vận động thân thể; Trí thông minh tương tác; Trí thông minh nội tâm; Trí thông minh tự nhiên và Trí thông minh hiện sinh.

Đặc điểm của bộ não trẻ nhỏ
                     
Giai đoạn từ sơ sinh đến tám
tuổi và đặc biệt là từ khi sinh ra đến tuổi lên ba là thời điểm quan trọng trong sự phát triển não bộ của trẻ. Điều này là bởi vì những năm đầu của cuộc sống đặt nền tảng cho sự phát triển trí tuệ tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành. 

Từ lúc thụ thai, các tế bào thần kinh của não nhân nhanh hơn so với bất kỳ tế bào nào khác trong cơ thể của một em bé. Tốc độ phát triển não bộ nhanh chóng của bé tiếp tục suốt thời thơ ấu: lúc mới sinh, não nặng 25% trọng lượng trưởng thành của nó, lúc một tuổi đạt 50%, hai tuổi 75%, và ba tuổi 90%. Bộ não của một người trưởng thành có hơn 100 tỷ tế bào thần kinh, phần lớn trong số đó đã hình thành trong 5 tháng đầu tiên trong bụng mẹ! Mỗi tế bào thần kinh của não bộ được kết nối với khoảng 5.000 tế bào khác. Nói chung, càng có nhiều hình nhánh cây (dendrites : các nhánh nối giữa các tế bào thần kinh) và các khớp thần kinh (synapses : các kết nối giữa các tế bào thần kinh) trong não, thì năng lực xử lý thông tin của não sẽ càng lớn và thông tin truyền đi càng nhanh chóng và có thể đi theo nhiều cách, mở cửa cho tư duy nhanh hơn và phức tạp hơn để đáp ứng với sự tương tác của môi trường. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các tế bào thần kinh mới có thể được tạo ra trong suốt cuộc đời, nhưng có lẽ chỉ với số lượng đủ để thay thế những tế bào đã chết. Điều này đúng ở người lớn, nhưng không phải ở trẻ sơ sinh. Não của trẻ nhỏ thực sự có các khớp thần kinh nhiều hơn của người lớn - vì nó không phải qua một giai đoạn phát triển quan trọng đó là sự cắt tỉa, trong đó não xóa đi các kết nối thần kinh không cần thiết vì lợi ích của sự tổ chức và hiệu quả hoạt động.

Vì sao cần có chính sách cải thiện cơ hội chăm sóc, giáo dục sớm trẻ em từ 0-3 tuổi?

Sáng ngày 12/11/2015, dưới sự tài trợ của dự án Quỹ giáo dục xã hội dân sự (Civil Society Education Fund -CSEF) thuộc tổ chức Đối tác toàn cầu về giáo dục (Global Partnership for Education – GPE), tại Nhà khách Chính phủ số 8 Chu Văn An, Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam và Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người IPD – thành viên của hiệp hội, cùng phối hợp tổ chức Diễn đàn Tham vấn và đề xuất chính sách Cải thiện cơ hội chăm sóc, giáo dục sớm trẻ em từ 0 đến 3 tuổi 

Tin tức chuyến công tác Mông cổ tháng 9-2015

Đầu tháng 9 năm 2015, đoàn đại biểu từ Việt Nam chúng tôi bao gồm ba đại diện từ Chi hội người Điếc Hà Nội (HAD), một phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, một thành viên Ban điều hành và điều phối viên Quốc gia Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam (VAEFA) đã có chuyến trao đổi học tập vô cùng thú vị và hiệu quả với Liên minh Tất Cả Vì Giáo dục Quốc gia Mông Cổ (Mongolia AFE).

Mặc dù trước khi khởi hành hai phía đã thống nhất chương trình làm việc chi tiết cho thời gian ở Mông Cổ, không ai trong chúng tôi hình dung được rằng chúng tôi sẽ sử dụng tới năm ngôn ngữ trong các cuộc làm việc: Tiếng Mông Cổ, ngôn ngữ ký hiệu Mông Cổ , tiếng Anh, ngôn ngữ ký hiệu tiếng Việt và tiếng Việt. Quá trình này khá phức tạp và mất nhiều thời gian, nhưng đây thực sự là một trải nghiệm rất thú vị.

LIÊN HỆ

HIỆP HỘI VÌ GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI VIỆT NAM
VIETNAM ASSOCIATION FOR EDUCATION FOR ALL

P2005, tòa N03T3A, khu Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
(Có thể vào từ đường Võ Chí Công, lối vào khu Star Lake)
R2005, N03T3A building, Diplomatic Compound, Xuan Tao ward, Bac Tu Liem district, Hanoi
(Accessible from Vo Chi Cong road, Star Lake entrance)


Số điện thoại/Tel: (+84)243 773 5303
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ẢNH HOẠT ĐỘNG

Sample Image  Sample Image

Sample Image  Sample Image

Xem thêm