• Hội thảo tham vấn góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi

    Hội thảo tham vấn góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi

    Các khuyến nghị đến từ các đại biểu tham dự Hội thảo, đặc biệt là các đại biểu thuộc nhóm yếu thế như nhóm người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT), người khiếm thị, người điếc,... sẽ được tập hợp để gửi Bộ giáo dục và Đào tạo và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, góp phần thực hiện mục tiêu Phát triển bền vững về giáo dục (SDG4), đảm bảo nền giáo dục công bằng, chất lượng để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

    Xem thêm...

  • Bảy khuyến nghị của mạng lưới Chiến Dịch Giáo dục Toàn Cầu

    Bảy khuyến nghị của mạng lưới Chiến Dịch Giáo dục Toàn Cầu

    Bảy (7) khuyến nghị của mạng lưới Chiến Dịch Giáo dục Toàn Cầu (Global Campaign for Education GCE) gửi tới Ủy ban Quốc tế về cung cấp tài chính cho các cơ hội giáo dục toàn cầu (International Commission on Financing Global Education Opportunity) bao gồm:

    Xem thêm...

  • Sự kiện Nghe Bằng Mắt 2

    Sự kiện Nghe Bằng Mắt 2

    Hưởng ứng tuần lễ toàn cầu hành động vì giáo dục - 04/2017 tại Hà Nội

    Xem thêm...

  • Hội thảo nâng cao nhận thức về quyền sức khỏe  sinh sản và tình dục cho người Điếc tại Việt Nam – 06/2019

    Hội thảo nâng cao nhận thức về quyền sức khỏe sinh sản và tình dục cho người Điếc tại Việt Nam – 06/2019

    Xem thêm...

  • Hội thảo tham vấn Xây dựng chiến lược giáo dục 2021-2030 - 04/07/2019 – Khách sạn Melia Hà Nội

    Hội thảo tham vấn Xây dựng chiến lược giáo dục 2021-2030 - 04/07/2019 – Khách sạn Melia Hà Nội

    Xem thêm...

  • Họp mặt thường niên các Liên minh Giáo dục Khu vực Châu Á Thái Bình  dương - Đà Nẵng 8/2019.

    Họp mặt thường niên các Liên minh Giáo dục Khu vực Châu Á Thái Bình dương - Đà Nẵng 8/2019.

    Xem thêm...

  • Sự kiện Nghe Bằng Mắt 3 – Ngôn ngữ ký hiệu dành cho tất cả mọi người - 25/09/2020

    Sự kiện Nghe Bằng Mắt 3 – Ngôn ngữ ký hiệu dành cho tất cả mọi người - 25/09/2020

    Xem thêm...

CÁC HOẠT ĐỘNG

Hội thảo “Những kinh nghiệm tốt trong giáo dục dành cho người Điếc”

Tiếp nối chuỗi hoạt động trong tiểu dự án Cải thiện cơ hội, tiếp cận và chất lượng trong giáo dục người điếc giai đoạn 2016-2018, Hiệp Hội Vì Giáo Dục cho Mọi Người Việt Nam (VAEFA) phối hợp với Chi Hội người Điếc Hà Nội (HAD) tổ chức Hội thảo “Những kinh nghiệm tốt trong giáo dục dành cho người Điếc” vào ngày 27/10/2016 tại Hà Nội.

Tham dự hội thảo có đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Trường Đại học Sư Phạm Trung Ương,  đại diện các trường dạy trẻ Điếc:  Trung tâm nghiên cứu thúc đẩy văn hóa Điếc – Đại học Đồng Nai, trường Xã Đàn, Nhân Chính, Hy Vọng. Các chuyên gia người Điếc quốc tế là giáo viên, cố vấn về giáo dục cho người Điếc, chuyên gia vận động chính sách cho người Điếc đến từ Nhât Bản, Mông Cổ, Úc.

Ngoài ra còn đại diện đến từ các tổ chức quốc tế: UNICEF, Worldbank, World Concern, CRS,  Hội Khuyết tật vận động Đan Mạch, Trung tâm giáo dục và hỗ trợ người Điếc miền Trung (CDS) và một số đại diện các tổ chức thành viên VAEFA.

Bên cạnh đó các đại biểu người Điếc không thể thiếu đến từ Ban vận động Hội người Điếc Việt Nam, Ban Lãnh đạo Chi Hội và đại diện giáo viên người Điếc và các lãnh đạo các Câu lạc bộ người Điếc đến từ các tỉnh thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Đồng Nai, Đà Nẵng,Tiền Giang,Thái Nguyên,Quảng Bình – Đại diện cho cộng đồng người Điếc Việt Nam.

            Hội thảo gồm các phần chia sẻ kinh nghiệm về giáo dục dành cho trẻ điếc của các chuyên gia Nhật Bản, Mông Cổ, các trao đổi của các trường dạy trẻ điếc tại Việt Nam và những kinh nghiệm trong vận động chính sách liên quan đến giáo dục dành cho người Điếc của chuyên gia đến từ tổ chức Người Điếc Úc.

            Ông Tuấn Linh, Chủ tịch HAD trình bày những thuận lợi và thách thức, khó khăn đối với cộng đồng người Điếc ở Việt Nam trong tiếp cận giáo dục và các hoạt động của CLB người Điếc tại các tỉnh thành. Người Điếc chưa được quan tâm và hỗ trợ trong việc tiếp cận các  dịch vụ giáo dục, y tế phù hợp. Ngôn ngữ ký hiệu (NNKH) là ngôn ngữ mẹ đẻ  của Người Điếc vẫn chưa được công nhận nên người Điếc còn gặp rất nhiều khó khăn trong  học tập, từ đó dẫn đến khó khăn trong tiếp cận  thông tin và hòa nhập xã hội.

            Chị Nguyễn Trần Thủy Tiên, thạc sỹ người Điếc Việt Nam đầu tiên tại Đại Học Gallaudet (Mỹ) chia sẻ về những kinh nghiệm trong quá trình học tập, nghiên cứu và tìm hiểu mô hình giáo dục người Điếc ở Mỹ. Theo chị Tiên những rào cản về ngôn ngữ khi học tập với người nghe, số lượng thông dịch viên còn hạn chế hay việc chưa có phương pháp dạy phù hợp dành cho học sinh/sinh viên Điếc khi học chung với học sinh nghe là những khó khăn trong giáo dục cho người Điếc tại Việt Nam. Vì vậy, Chị Tiên nhấn mạnh cần phải có ‘’một hệ thống giáo dục riêng phù hợp với thể trạng trực quan của người Điếc’’. ‘’Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy chỉ có phương pháp song ngữ mới phù hợp với thể trạng trực quan của người Điếc và giúp người Điếc có những kỹ năng nền tảng để hòa nhập tốt hơn và phát huy trí tuệ trong cộng đồng’’. Thực tế cho thấy phương pháp song ngữ cũng như sự hỗ trợ của thông dịch viên trong quá trình học tập giúp người Điếc phát triển tư duy tốt hơn và có nền tảng kiến thức vững chắc để đạt đến các trình độ học cao hơn như bậc cao học.

            Tiếp theo đó, Ông Akira Morita, giáo viên trường song ngữ dành cho trẻ Điếc Meisei Gakuen ở Tokyo, Nhật Bản trình bàyPhương pháp giáo dục song ngữ dành cho trẻ điếc  .  Trường Meisei có 16 giáo viên người Điếc và 12 giáo viên người nghe.  Tại đâyhọc sinh được dạy hoàn toàn bằng NNKH trong môi trường song ngữ song văn hóa.  Phương pháp song nghữ là việc trước hết dạy Ngôn ngữ ký hiệu Nhật như tiếng mẹ đẻ cho trẻ Điếc, sau đó trẻ mới tiếp cận học đọc và viết tiếng Nhật như môn ngoại ngữ thứ hai.  Trẻ cũng học các môn học khác thông qua NNKH.  Chương trình học của trẻ Điếc hoàn toàn giống chương trình tại các bậc học tương đương tại các trường phổ thông và được chuyển tải qua NNKH (lưu ý ở đây là việc chuyển tải chương trình học qua NNKH hoàn toàn khác việc dịch các nội dung học ra NNKH).  Đó là phương pháp học tập rất hiệu quả đem lại nhiều kết quả rất tích cực đối với học sinh người Điếc. Ông Morita đã nhấn mạnh: ‘’Những trẻ em không thể nghe không phải là trẻ khuyết tật. Đó là những ĐỨA TRẺ SỬ DỤNG MẮT và Ngôn ngữ ký hiệu. Điều quan trọng ở đây là NGÔN NGỮ chứ không phải là ÂM THANH’’. Tại trường Meisei, trẻ Điếc hấp thụ văn hóa Điếc trong quá trình học NNKH và cũng cần học văn hóa của người nghe, văn hóa của đa số và học cách tôn trọng cả hai nền văn hóa.

            Bà Amgalambayar Baasanjav, là một giáo viên người Điếc, đồng thời là Giám đốc tổ chức Phi chính phủ của người Điếc và bà Soyolmaa cũng đồng thời là chuyên gia về Ngôn ngữ học và Thạc sỹ Quản lý Giáo dục, Tiến sĩ Tâm lý học Giáo dục, Nhà Trị liệu chia sẻ về giáo dục trẻ Điếc ở Mông Cổ. Năm 2006, trường Mầm non đầu tiên cho trẻ Điếc tại Mông Cổ ra đời nhằm tạo điều kiện cho trẻ Điếc làm quen với ngôn ngữ ký hiệu và văn hóa của người Điếc sớm trước khi bước vào bậc tiểu học. Ở Mông Cổ, chính phủ có chính sách trong việc sử dụng NNKH trong giáo dục cho người Điếc.  Tại Mông Cổ, Ủy ban quốc gia về NNKH,đội ngũ phiên dịch NNKH, các chuyên gia ngôn ngữ học và các tổ chức, cơ quan có liên quan phối hợp rất chật chẽ để tìm kiếm thu nhập, lưu trữ và phân tích NNKH . Những chia sẻ nhấn mạnh đến việc cần chú trọng hơn nữa chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ Điếc, nhân tố quan trọng trong việc phát triển nhận thức và tư duy bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, đồng thời xây dựng mô hình giáo dục riêng biệt và quy trình rõ ràng phù hợp với nhu cầu phát triển trí tuệ của trẻ Điếc. 

            Ông Kyle Miers, Giám đốc điều hành Tổ chức người Điếc Úc chia sẻ kinh nghiệm tốt từ góc nhìn vận động chính sách. Bên cạnh việc dựa vào các quyền của Người Khuyết tật được qui định trong các Công ước của Liên Hợp Quốc mà các nước phê chuẩn (trong đó có Việt Nam, các văn bản pháp lý trong nước liên quan đến quyền của người Điếc được giáo dục bằng NNKH cũng là nền tảng trong vận động chính sách cho người Điếc. Bên cạnh đó,  một nhân tố vô cùng quan trọng là sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức có những cam kết mạnh mẽ hoạt động/ hỗ trợ cho cộng đồng người Điếc thành một khối hợp tác thống nhất. Từ đó sẽ xây dựng, phát triển, vận động các chính sách một cách nhất quán cho cộng đồng người Điếc cũng như hợp tác cùng nhau để phát triển nguồn lực.

Tại Việt Nam, đã có trường học cấp 2, cấp 3 dạy bằng NNKH cho học sinh Điếc ở Hà Nội và Đồng Nai nhưng chưa có trường mầm non tiểu học cũng như bậc cao học giảng dạy bằng NNKH cho học sinh Điếc. Người Điếc gặp nhiều khó khăn trong học tập, đặc biệt để học lên cao do bị hổng kiến thức ở các cấp học dưới, đồng thời cũng tạo ra những rào cản trong việc hòa nhập vào xã hội, tìm việc làm, phát triển sự nghiệp và nâng cao vị thế của bản thân.

Các kết quả thu được từ những thực hành của trường Meisei Gakuen - Nhật Bản, Mông Cổ và Trung tâm nghiên cứu thúc đẩy văn hóa Điếc – Đại học Đồng Nai tại Việt Nam cho thấy giáo dục song ngữ là một phương pháp phù hợp hiệu quả trong giáo dục học sinh người Điếc. Theo kinh nghiệm của trường Meisei, nếu trẻ Điếc được tiếp cận thật sớm với NNK và giáo dục song ngữ cho trẻ điếc được làm tốt từ bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thì tại các bậc học cao hơn, người điếc cũng có thể lựa chọn học hòa nhập với sự trợ giúp của phiên dịch. 

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự, đặc biệt là các giáo viên dạy tại các trường dạy trẻ Điếc và nhiều đại biểu người Điếc, đã có cơ hội trao đổi và tranh luận sôi nổi về phương pháp dạy học, các quan điểm khác nhau giữa giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt, đâu là giải pháp phù hợp thực tiễn tình hình tại Việt Nam.

LIÊN HỆ

HIỆP HỘI VÌ GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI VIỆT NAM
VIETNAM ASSOCIATION FOR EDUCATION FOR ALL

P2005, tòa N03T3A, khu Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
(Có thể vào từ đường Võ Chí Công, lối vào khu Star Lake)
R2005, N03T3A building, Diplomatic Compound, Xuan Tao ward, Bac Tu Liem district, Hanoi
(Accessible from Vo Chi Cong road, Star Lake entrance)


Số điện thoại/Tel: (+84)243 773 5303
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ẢNH HOẠT ĐỘNG

Sample Image  Sample Image

Sample Image  Sample Image

Xem thêm