The 1st Asia-Pacific Meeting on Education 2030
Ngày 25-27 tháng 11 năm 2015, Cuộc họp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về Các mục tiêu giáo dục đến năm 2030 đã diễn ra tại Bangkok, Thailand với sự tham gia của hơn 200 đại biểu đến từ 38 trong tổng số 47 nước trong khu vực. Các đại biểu tham dự là đại diện cho các Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự và các mạng lưới hoạt động về giáo dục tại cấp quốc gia/ khu vực, các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs), các tổ chức Liên Hợp Quốc, UNCEF, UNESCO, các tổ chức liên chính phủ/ khu vực và các nhóm điều tra nghiên cứu.
Ngày 21/5/2015, hơn 120 các đại biểu gồm các Bộ trưởng, các nhà lãnh đạo và các quan chức chính phủ từ 160 quốc gia và các đối tác phát triển đã thong qua Tuyên bố Incheon tại Diễn đàn Giáo dục toàn cầu 2015 (World Education Forum 2015 -WEF 2015). Tuyên bố Incheon một lần nữa tái khẳng định mục tiêu chung của toàn thế giới hướng về giáo dục cho mọi người (Education for All - EFA)- ra đời tại Jomtien vào năm 1990 và được cam kết chính thức tại Dakar vào năm 2000. Các quốc gia và cộng đồng quốc tế cùng cam kết đưa ra các mục tiêu giáo dục đến năm 2030 mà đã được thể hiện đầy đủ trong Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ số 4 (Sustainable Development Goal 4- SDG 4) với mục tiêu “đảm bảo một nền giáo dục hòa toàn diện, công bằng và chất lượng, tạo cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”. Tuyên bố chính là cam kết chung của các cộng đồng giáo dục (the education community) để thực hiện chương trình Giáo đục đến năm 2030. Cam kết cũng tái khẳng định giáo dục là một hàng hóa công, một quyền cơ bản của con người và là cơ sở đảm bảo để thực hiện các quyền khác và tạo nền tảng để đưa ra các hành động/ sáng kiến táo tạo và quyết liệt hơn.
Ngày 25/9/2015, Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 đã được chính thức thông qua tại Đại Hội lần thứ 70 của Liên Hợp quốc tại New York. Nội dung chính của chương trình này là 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) trong đó có mục tiêu số 4 về giáo dục. Tiếp sau việc các mục tiêu phát triển bền vững được thông qua, các nhà lãnh đạo cấp cao cũng đã thông qua Khung hành động cho chương trình Giáo dục 2030 (the Framework for Action Education 2030) tại Đại hội đồng UNESCO lần thứ 38 tháng 11/2015. Khung hành động cho các mục tiêu giáo dục đến năm 2030 được coi như một khung hướng dẫn chung cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục đến năm 2030 và chỉ dẫn làm thế nào để đưa các cam kết toàn cầu vào thực ế ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Mục tiêu của Khung hành động nhằm hỗ trợ các quốc gia thực hiện các mục tiêu trong tầm nhìn và định hướng của từng nước trong khuôn khổ Mục tiêu phát triển bền vững số 4 (SDG 4). Bên cạnh đó nó cũng đề xuất các cách để thực hiện, điều phối, đầu tư tài chính và giám sát việc thực hiện các mục tiêu giáo dục đến năm 2030 để đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi người.
Hội nghị về các mục tiêu giáo dục đến năm 2030 khu vực châu Á – Thái Bình Dương (the Asia-Pacific Meeting on Education 2030 - APMED2030) là một bước tiếp theo trong tiến tiến trình thực hiện để hướng tới đạt được các mục tiêu đã cam kết vào năm 2030 trong khu vực. Hội nghị được coi như bước đi đầu tiên nhằm thiết lập một sự hiểu biết chung về Chương trình giáo dục đến năm 2030 và chuẩn bị để thực hiện nó ở các cấp quốc gia và khu vực.
Dưới góc nhìn từ bối cảnh thực tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các thảo luận tại cuộc họp nhằm giúp phần gợi mở các khía cạnh khác nhau của các mục tiêu giáo dục cho mọi người bao gồm cả các cách thức thực hiện và xây dựng một chiến lược chung cho khu vực để đạt được Chương trình giáo dục đến năm 2030. Bên cạnh đó, việc giám sát, báo cáo và đánh giá mục tiêu phát triển bền vững số 4 (SDG 4) cũng yêu cầu các số liệu tách bạch và các tiến trình/ qui trình thực hiện phải mạnh mẽ hơn do đó cũng cần thiết phải định hướng và phát triển năng lực trong lĩnh vực này. Cuộc họp cũng xác định các nhu cầu phát triển năng lực của các nước trong khu vực để có thể thực hiện thành công các mục tiêu giáo dục đã cam kết đến năm 2030 trong đó có cả việc giám sát và báo cáo.