Bản dịch phân tích của Tony Bates về tình trạng giáo dục học đường trong một năm xảy ra đại dịch Covid
Phân tích về tình trạng giáo dục học đường trong một năm xảy ra đại dịch Covid cuả Tony Bates
Kết quả Đọc hiểu PISA trước dịch Covid và số ngày các trường học đóng cửa vào năm 2020
OECD (2021) Tình trạng giáo dục học đường: một năm sau đại dịch Covid , Paris, Pháp: OECD, tr. 50
Cuộc khủng hoảng [Covid-19] đã cho thấy rằng hệ thống giáo dục - vốn thường bị chi phối bởi cơ cấu phân cấp và coi trọng tính tuan thủ - tiềm ẩn nhiều tiềm năng đổi mới to lớn. Các chính phủ có thể giúp tăng cường tính tự chủ một cách chuyên nghiệp và xây dựng văn hóa hợp tác để chắt lọc được những ý tưởng hay. Đầu tư vào phát triển năng lực và kỹ năng quản lý thay đổi sẽ rất quan trọng; và các giáo viên phải trở thành tác nhân tích cực cho sự thay đổi, không chỉ trong ứng dụng mà còn phải tạo ra các cải tiến công nghệ và xã hội.
(Andreas Schleicher, Giám đốc Giáo dục và Kỹ năng của OECD)
Báo cáo nói về điều gì?
OECD đã thu thập số liệu thống kê giáo dục để theo dõi các diễn biến trong suốt đại dịch, xem xét các khía cạnh bao gồm:
- các cơ hội học tập bị mất và chiến lược để bù lại;
- việc tổ chức học tập và điều kiện làm việc của giáo viên;
- các vấn đề về quản trị và tài chính.
Tập trung vào hệ thống giáo dục phổ thông (k-12: mẫu giáo đến lớp 12).
Phương pháp luận
Cuộc khảo sát này phản ánh tình hình từ ngày 1 tháng 2 năm 2021, là nỗ lực hợp tác giữa OECD, UNESCO, UNICEF và Ngân hàng Thế giới. Các tổ chức này đã cùng nhau thiết kế cuộc khảo sát, sau đó OECD quản lý với các thành viên và đối tác của OECD và UNESCO với các quốc gia khác. Dữ liệu được cung cấp bởi các cơ quan chính phủ.
Lưu ý: cũng như trong các báo cáo khác của OECD về giáo dục, kết quả thường không bao gồm Canada, một phần vì giáo dục là chính sách cấp địa phương, không phải cấp quốc gia, và do đó, số liệu thống kê quốc gia thường thiếu.
Kết quả chính
Như mọi khi, đây là lựa chọn của cá nhân tôi từ một danh sách dài các kết quả và bỏ qua một số điểm và tiêu chuẩn có trong báo cáo thực tế. Tôi tập trung vào các kết quả có liên quan đến việc học trực tuyến và kỹ thuật số.
Tôi trích dẫn chủ yếu từ bài xã luận của Andreas Schleicher, và theo quan điểm của tôi, ông thường nhìn xa hơn những gì thực sự được chỉ ra trong dữ liệu.
Vui lòng đọc báo cáo đầy đủ để có cái nhìn toàn diện hơn về các kết quả chính.
- [Vào năm 2020] 1,5 tỷ sinh viên ở 188 quốc gia đã không được đến trường
- Cuộc khủng hoảng đã cho thấy nhiều bất cập và bất bình đẳng trong hệ thống trường học - từ vấn đề băng thông rộng và máy tính cần thiết cho giáo dục trực tuyến, vấn đề môi trường hỗ trợ cần thiết để có thể tập trung vào việc học, cho đến việc không tạo được điều kiện để các địa phương chủ động thực hiện các sáng kiến và điều chỉnh nguồn lực đáp ứng nhu cầu.
- Một số quốc gia đã có thể mở cửa trường an toàn ngay cả trong những tình huống đại dịch khó khăn. Giãn cách xã hội và giữ vệ sinh - theo chứng minh - là những biện pháp được sử dụng nhiều nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút Corona, nhưng chúng cũng đặt ra những hạn chế đáng kể đối với các trường học, và hệ thống giáo dục phải đưa ra những lựa chọn khó khăn khi phân bổ cơ hội giáo dục.
- Tỷ lệ lây nhiễm dường như không liên quan đến số ngày đóng cửa trường học. Nói cách khác, các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm tương tự nhau đã đưa ra các chính sách khác nhau về việc đóng cửa trường học
- Các quốc gia có kết quả giáo dục kém nhất thường là các nước đóng cửa trường học hoàn toàn trong thời gian dài hơn vào năm 2020; cuộc khủng hoảng không chỉ làm gia tăng bất bình đẳng về giáo dục trong phạm vi các quốc gia, mà dường như còn làm tăng khoảng cách về giáo dục giữa các quốc gia
- Khi giáo dục bị hạn chế vì giãn cách xã hội, hầu hết các quốc gia đều ưu tiên trẻ em và học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học trực tiếp. Điều này phản ánh rằng trong bối cảnh xã hội, việc học tập là quan trọng nhất đối với những nhóm này, trong khi đó các biện pháp trực tuyến ít hiệu quả nhất đối với họ.
- Các quốc gia cũng dựa vào nhiều cách để đảm bảo tính hòa nhập trong giáo dục từ xa. Điều này bao gồm các nền tảng kỹ thuật số linh hoạt và tự động cũng như các thỏa thuận với các nhà khai thác viễn thông di động và các công ty mạng để tăng cường khả năng tiếp cận, đặc biệt là ở cấp tiểu học.
- Năng lực địa phương là chìa khóa để mở cửa trường học an toàn. Thành công thường phụ thuộc vào việc kết hợp tính minh bạch và các tiêu chí được thông tin rõ ràng về khả năng hoạt động của dịch vụ, với sự linh hoạt để thực hiện chúng ở tuyến đầu. Các tiêu chí thường bao gồm các quyết định của địa phương về thời điểm thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, y tế, cách ly hoặc đóng cửa các lớp hoặc trường học.
- Trong thời gian đóng cửa trường học, các nguồn tài nguyên kỹ thuật số đã trở thành phao cứu sinh cho giáo dục, và đại dịch đã thúc đẩy giáo viên và học sinh nhanh chóng thích ứng với việc dạy và học trực tuyến. Hầu như tất cả các quốc gia đều tăng cường nhanh chóng các cơ hội giáo dục trực tuyến cho cả học sinh và giáo viên, đồng thời khuyến khích các hình thức hợp tác mới của giáo viên. Các câu trả lời Khảo sát đặc biệt cho thấy xu hướng nhất quán giữa các quốc gia: Nền tảng trực tuyến được sử dụng rộng rãi ở tất cả các cấp học, nhưng đặc biệt phổ biến ở cấp trung học. Điện thoại di động phổ biến hơn ở cấp trung học cơ sở và ra-đi-ô phổ biến hơn ở cấp trung học phổ thông. Gói bài về nhà, học qua truyền hình và các phương pháp học từ xa khác phổ biến hơn ở cấp tiểu học.
- Các hệ thống học tập trực tuyến không chỉ dạy học mà còn có thể quan sát cách học của học sinh, học sinh quan tâm kiểu bài tập nào cũng như cảm thấy vấn đề nào nhàm chán hoặc khó tiếp thu. Sau đó, các hệ thống này có thể điều chỉnh việc học cho phù hợp với phong cách học tập cá nhân một cách chi tiết và chính xác hơn nhiều so với bất kỳ lớp học truyền thống nào
- Cuộc khủng hoảng đã khiến nhiều hệ thống giáo dục trở nên nguội lạnh: Khảo sát Đặc Biệt đã ghi lại những hạn chế lớn trong tiếp cận, chất lượng, bình đẳng và việc sử dụng các nguồn tài nguyên kỹ thuật số cho việc học và dạy.
- Vượt ra ngoài đại dịch, điều quan trọng là phải tiếp tục theo dõi/xem xét cách các giải pháp đào tạo từ xa giải quyết nhu cầu của các học sinh khác nhau và mở rộng cơ hội học tập chất lượng như thế nào.
- Việc học tập hiệu quả ngoài nhà trường trong thời kỳ đại dịch đặt ra nhiều yêu cầu hơn về quyền tự chủ, năng lực học tập độc lập, tự học và tự giám sát. Các kế hoạch trở lại trường học cần tập trung vào những nỗ lực có chủ đích hơn để trau dồi những kỹ năng thiết yếu đó cho tất cả học sinh.
- Các quốc gia mà từ trước thời kỳ đại dịch đã có thể áp dụng nhiều phương thức đánh giá thì dễ dàng thay thế các kỳ thi bằng các cách khác để công nhận việc học tập của học sinh hơn.
- Việc chuyển đổi đào tạo giáo viên sang hình thức trực tuyến hoặc kết hợp là một thách thức nữa đối với nhiều giáo viên không quen với các hình thức học trực tuyến. Cuộc khảo sát Đặc Biệt cho thấy hầu hết các quốc gia đã nỗ lực như thế nào để hỗ trợ việc đào tạo giáo viên trực tuyến trong thời kỳ đại dịch.
- Các chính phủ không thể đổi mới trong lớp học; nhưng họ có thể giúp mở các cơ chế để tạo ra môi trường thân thiện với việc đổi mới, nơi các ý tưởng chuyển đổi có thể phát triển.
Bình luận của tôi
Đây là một nguồn dữ liệu hữu ích về việc cách hệ thống trường học ở nhiều quốc gia ứng phó với cuộc khủng hoảng Covid-19 như thế nào, ít nhất là ở cấp độ chính sách. Tuy nhiên, báo cáo không phản ánh tác động đối với việc học, ngoài việc ghi nhận số ngày nghỉ do trường học đóng cửa. Cần đánh giá tác động lâu dài của việc đóng cửa trường học này sau khi hoàn toàn mở lại trường học và giáo dục trở lại “bình thường”.
Theo tôi, điều rút ra được từ báo cáo này là tầm quan trọng của quyền tự chủ của các địa phương, một mặt, nó cần thiết để ứng phó một cách thích hợp với điều kiện của mỗi địa phương, vốn có thể rất khác nhau trong đại dịch, mặt khác, có một số chính sách và chỉ đạo của quốc gia hỗ trợ các địa phương đưa ra quyết định (rõ ràng nhất là sự linh hoạt về kinh phí).
Tuy nhiên, phải nói rằng trong báo cáo, nhiều điểm rõ ràng được viết bởi các nhà kinh tế và chính sách. Báo cáo phản ánh những gì chính phủ đã làm hoặc không làm nhưng không phản ánh nhiều thách thức giáo dục chính mà giáo viên, học sinh và phụ huynh phải đối mặt do chuyển sang học tập từ xa. Ví dụ, những tác động của việc học tập trực tuyến đối với việc đào tạo giáo viên và bồi dưỡng chuyên môn giáo viên sau đại dịch là gì? Vai trò của cha mẹ là gì khi học sinh ngày càng phải gia tăng học trực tuyến ở nhà? Tác động tới việc thiết kế chương trình giảng dạy cho các độ tuổi khác nhau trong học tập trực tuyến hoặc kết hợp là gì? Đây là tất cả những câu hỏi cần được giải quyết bởi các nhà chức trách trong trường học và giáo viên của từng quốc gia, không phải bởi OECD. Tuy nhiên, với các nhà sử học, báo cáo này có thể là một bản tóm tắt hữu ích về tác động của Covid-19 đối với các hệ thống trường học.
(Tiến sỹ Tony Bates là tác giả của 11 cuốn sách trong lĩnh vực học trực tuyến và giáo dục từ xa. Ông là chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực lập kế hoạch và quản lý học trực tuyến và giáo dục từ xa, làm việc với hơn 40 tổ chức tại 25 quốc gia. Tony là công tác viên nghiên cứu tại Contact North/ Ontact Nord – Mạng Lưới Giáo dục và Đào tạo từ xa Ontario).
Link tới bài viết gốc bằng tiếng Anh: