Định hướng phát triển giáo dục thường xuyên

Sáng 18/12, Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực tổ chức phiên họp lần thứ 4. GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Trưởng Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực chủ trì phiên họp.

   Tham dự phiên họp có ủy viên Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực; các ủy viên Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời; các chuyên gia và đại diện một số Sở GDĐT, trường đại học và tổ chức quốc tế; vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GDĐT).

 Quang cảnh phiên họp


Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ Chương trình hoạt động của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực năm 2019 nhằm tiếp tục chuẩn bị cho những văn kiện chính sách quan trọng về giáo dục, đào tạo trong giai đoạn mới, thực hiện triển khai Luật Giáo dục 2019.

Phát biểu mở đầu phiên họp, GS.TS Phạm Tất Dong khẳng định, Quyết định 89/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt 7 Đề án xây dựng xã hội học tập từ năm 2012 đến năm 2020 đã tạo nên một phong trào học tập trong nhân dân thông qua các cuộc vận động xây dựng các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập trên địa bàn hành chính cấp xã. Cũng xuất phát từ Quyết định 89/QĐ-TTg, Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT được ban hành. Từ đây hình thành nên mô hình cộng đồng học tập cấp xã - một mô hình ngày càng thể hiện ý nghĩa của nó trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới.

Về phương diện xây dựng thiết chế giáo dục không chính quy gắn với cộng đồng, trong 5 năm qua, với sự nỗ lực của ngành giáo dục và của Hội Khuyến học, về cơ bản đã phủ kín Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn xã, phường và thị trấn. Giáo dục người lớn trong hệ thống giáo dục thường xuyên ngày càng được nhân dân cũng như chính quyền và đảng bộ địa phương nhận thức đầy đủ hơn. Việc dạy nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm học tập cộng đồng đã trở thành một quyết định của Chính phủ (Quyết định 971/QĐ-TTg). Mặt khác, chức năng dạy nghề của Trung tâm giáo dục thường xuyên cũng dần dần được xác định.

PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực phát biểu tại phiên họp

Việc học tập của người lớn trong mấy năm gần đây đã được xã hội quan tâm nhiều hơn trước. Các trường đại học, các doanh nghiệp và nhiều lực lượng xã hội đã đặt giáo dục người lớn vào kế hoạch phát triển của mình. Trước bối cảnh đó, đi tìm giải pháp thúc đẩy giáo dục thường xuyên không còn ở bình diện vi mô, mà đã trở thành vấn đề mang tính vĩ mô, không còn là công việc của ngành giáo dục và Hội Khuyến học, mà trở thành một sự nghiệp giáo dục quốc gia.

Trên cơ sở những yêu cầu phát triển nền kinh tế số và xây dựng hạ tầng cơ sở hóa cho toàn bộ hoạt động xã hội, GS Nguyễn Tất Dong đưa ra một số vấn đề cần được đặt trong sự tính toán, cân nhắc tìm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống giáo dục thường xuyên.

Trong đó nhấn mạnh vai trò của trường đại học đối với giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục thường xuyên phải gắn kết với trường đại học để công tác đào tạo của mình vượt ra khỏi phổ cập giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa phổ thông. Thành lập một số trường đại học cộng đồng hoặc khoa giáo dục người lớn trong trường đại học.

TS Phạm Đỗ Nhật Tiến phát biểu đóng góp ý kiến tại phiên họp

Cùng với đó, giảm đầu mối các tổ chức có chức năng giáo dục thường xuyên như nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, bưu điện văn hóa xã và trung tâm học tập cộng đồng bằng cách sáp nhập lại trở thành một cơ sở giáo dục, đầu tư ngân sách nhà nước và vận động xã hội hóa, có thể gọi tên là Cung (Trung tâm) Học tập suốt đời hay Trung tâm giáo dục người lớn.

GS Nguyễn Tất Dong cũng cho rằng, Nhà nước có chính sách huy động cán bộ, công chức, viên chức có trình độ trung học phải thực hiện chương trình phổ cập học vấn đại học để nâng cao chất lượng công việc tại nơi làm việc. Mở khoa Sư phạm về phương pháp và nội dung giáo dục người lớn ở các trường sư phạm để đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên về giáo dục người lớn tại các cơ sở giáo dục không chính quy dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người cao tuổi, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của đối tượng này…

Tại phiên họp, các đại biểu cùng trao đổi về định hướng mục tiêu và giải pháp phát triển giáo dục thường xuyên giai đoạn 2021-2023 và tầm nhìn 2045; đồng thời góp ý cho dự thảo Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận 49 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11 ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2020-2025 do Bộ GD&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ.

 

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=6406)

Từ những minh chứng khoa học về bộ não trẻ sơ sinh nghĩ về chính sách giáo dục trẻ thơ

TS. Phạm Thị Mai Chi - Viện IPD 

Các công trình nghiên cứu về giáo dục trẻ thơ trên thế giới đều cho rằng: Sự phát triển trong những năm đầu đời quyết định tương lai của cả cuộc đời. Chính trong độ tuổi này, trẻ có thể tiếp thu được mọi thông tin và khối lượng kiến thức khổng lồ vào não bộ nếu được học đúng phương pháp.

Nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm chỉ ra rằng: Chúng ta đang lãng phí một nguồn tài nguyên não bộ vô cùng to lớn bởi mới chỉ khai thác được từ 3-10% khả năng kỳ diệu của não bộ.

Tiềm năng của não bộ sẽ theo quy luật giảm dần, có nghĩa là giáo dục càng muộn thì tiềm năng sẵn có của con người được phát huy càng ít. Nếu trẻ được giáo dục từ sớm trong thời kỳ vàng từ 0 (thai nhi) đến 6 tuổi thì sự phát triển về não bộ sẽ có khả năng được kích hoạt tối đa 100% do được phát triển đồng thời ở cả hai bán cầu não trái và phải, hình thành 9 loại hình trí thông minh ở các vùng của não: Trí thông minh ngôn ngữ; Trí thông minh tư duy logic - toán học; Trí thông minh không gian; Trí thông minh âm nhạc; Trí thông minh vận động thân thể; Trí thông minh tương tác; Trí thông minh nội tâm; Trí thông minh tự nhiên và Trí thông minh hiện sinh.

Đặc điểm của bộ não trẻ nhỏ
                     
Giai đoạn từ sơ sinh đến tám
tuổi và đặc biệt là từ khi sinh ra đến tuổi lên ba là thời điểm quan trọng trong sự phát triển não bộ của trẻ. Điều này là bởi vì những năm đầu của cuộc sống đặt nền tảng cho sự phát triển trí tuệ tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành. 

Từ lúc thụ thai, các tế bào thần kinh của não nhân nhanh hơn so với bất kỳ tế bào nào khác trong cơ thể của một em bé. Tốc độ phát triển não bộ nhanh chóng của bé tiếp tục suốt thời thơ ấu: lúc mới sinh, não nặng 25% trọng lượng trưởng thành của nó, lúc một tuổi đạt 50%, hai tuổi 75%, và ba tuổi 90%. Bộ não của một người trưởng thành có hơn 100 tỷ tế bào thần kinh, phần lớn trong số đó đã hình thành trong 5 tháng đầu tiên trong bụng mẹ! Mỗi tế bào thần kinh của não bộ được kết nối với khoảng 5.000 tế bào khác. Nói chung, càng có nhiều hình nhánh cây (dendrites : các nhánh nối giữa các tế bào thần kinh) và các khớp thần kinh (synapses : các kết nối giữa các tế bào thần kinh) trong não, thì năng lực xử lý thông tin của não sẽ càng lớn và thông tin truyền đi càng nhanh chóng và có thể đi theo nhiều cách, mở cửa cho tư duy nhanh hơn và phức tạp hơn để đáp ứng với sự tương tác của môi trường. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các tế bào thần kinh mới có thể được tạo ra trong suốt cuộc đời, nhưng có lẽ chỉ với số lượng đủ để thay thế những tế bào đã chết. Điều này đúng ở người lớn, nhưng không phải ở trẻ sơ sinh. Não của trẻ nhỏ thực sự có các khớp thần kinh nhiều hơn của người lớn - vì nó không phải qua một giai đoạn phát triển quan trọng đó là sự cắt tỉa, trong đó não xóa đi các kết nối thần kinh không cần thiết vì lợi ích của sự tổ chức và hiệu quả hoạt động.

Diễn đàn Giáo dục toàn cầu tháng 5/2015

Diễn đàn giáo dục toàn cầu 2015 (World Education Forum 2015 – WEF 2015) diễn ra tại Incheon, Hàn Quốc từ 19 đến 22 tháng 5 năm 2015 với sự tham gia của khoảng 1500 đại biểu trong đó có hơn 250 đại biểu đến từ các tổ chức xã hội dân sự. Có khoảng 140 Bộ trưởng, Thứ trưởng từ các nước trên thế giới và đại diện cấp cao của các tổ chức UN SG, UNESCO, UNICEF, UN Women và World Bank. Hội nghị đã phê chuẩn tuyên bố chung được gọi là Tuyên bố Incheon (Incheon Declaration) và cùng thảo luận và thống nhất về mặt nguyên tắc Khung hành động Giáo dục đến năm 2030 trong đó mục đích bao trùm là đảm bảo một nền giáo dục hòa nhập, bình đẳng, chất lượng và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người (mục tiêu phát triển bền vững SDG4) trong đó có 7 mục tiêu cụ thể:

Khóa tập huấn "Theo dõi ngân sách Giáo dục"

Khóa tập huấn về “Theo dõi ngân sách giáo dục” diễn ra trong hai ngày 17 và 18/12/2013, tại Khu phòng họp Nhà Khách Bộ Quốc Phòng, 33A Phạm Ngũ Lão, Hà Nội với sự tham gia của 25 học viên đến từ 22 đơn vị thành viên Hiệp hội.

Giảng viên chính cho khóa học là Chị Helen Dabu và Anh Rene Raya đến từ Hiệp hội Giáo dục cơ bản và giáo dục người lớn khu vực Châu Á và Nam Thái Bình Dương (ASPBAE).

Khóa học cung cấp cho các học viên các khái niệm theo dõi ngân sách, hệ thống ngân sách nói chung, tiến trình ngân sách và tập trung vào ngân sách giáo dục. Giảng viên cũng đưa ra danh mục thông tin cần thiết khi tìm hiểu và vận động ngân sách giáo dụckèm theo những hình ảnh, kinh nghiệm minh họa cụ thể tại các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, thông qua bài tập tình huống phân tích giáo dục cho địa phương, các học viên có cơ hội thực hành và hiểu rõ hơn về các bước phân tích ngân sách giáo dục. Các học viên cũng chia sẻ cởi mở và thẳng thắn những kinh nghiệmvề sự tham gia của các Tổ chức Xã hội Dân sự trong công việc ngân sách cho giáo dục tại Việt Nam, những khó khăn đang gặp phảivà lậpkế hoạch ngân sách cho thời gian tới làm cơ sở để vận động chính sách.

Vớí bài giảng dễ hiểu và có tính thực tiễn cao của hai Giảng viên đến từ ASPBAE, một tổ chức đã có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ các Liên minh giáo dục cho mọi người ở các nước trong lĩnh vực ngân sách giáo dục, cùng với sự tham gia tích cực của các học viên, Hiệp Hội Vì Giáo Dục Cho Mọi Người Việt Nam (VCEFA) phối hợp với ASPBAE đã tổ chức thành công khóa tập huấn. 

LIÊN HỆ

HIỆP HỘI VÌ GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI VIỆT NAM
VIETNAM ASSOCIATION FOR EDUCATION FOR ALL

P2005, tòa N03T3A, khu Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
(Có thể vào từ đường Võ Chí Công, lối vào khu Star Lake)
R2005, N03T3A building, Diplomatic Compound, Xuan Tao ward, Bac Tu Liem district, Hanoi
(Accessible from Vo Chi Cong road, Star Lake entrance)


Số điện thoại/Tel: (+84)243 773 5303
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ẢNH HOẠT ĐỘNG

Sample Image  Sample Image

Sample Image  Sample Image

Xem thêm